Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2019

Chứng quyền có đảm bảo


1.      Chứng quyền có đảm bảo là gì?
2.      Ưu điểm của Chứng Quyền (CW) là gì ?
3.      Rủi ro:
4.      Để sở hữu chứng quyền, Nhà đầu tư cần làm gì?
______
Nằm trong lộ trình thực hiện mục tiêu đã đề ra trong đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” thuộc văn bản Quyết định số 242/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, mới đây, Ủy ban chứng khoán (UBCK) phối hợp với các Công ty chứng khoán (CTCK) cho ra đời sản phẩm mới có tên Chứng quyền có đảm bảo – Covered Warrant (CW). Sản phẩm này sẽ là một sự bổ sung, làm đa dạng hóa thêm danh mục các sản phẩm trên thị trường. Qua đó, Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam dần được định hình chuyên nghiệp hơn, giúp thu hút thêm nguồn vốn kể cả trong và ngoài nước.

1. Chứng quyền có đảm bảo ( CW) là gì?

Chứng quyền là loại sản phẩm được xây dựng dựa trên một hàng hóa cơ sở cho phép người sở hữu được quyền giao dịch hàng hóa cơ sở đó tại một mức giá xác định trước tại một thời điểm (cũng xác định trước) trong tương lai. Quyền ở đây có nghĩa là người sở hữu có quyền thực hiện hoặc không đối với giao dịch đó. Điều này được hiểu là tại thời điểm trong tương lai, giá hàng hóa cơ sở diễn biến có lợi cho người sở hữu, họ sẽ thực hiện quyền, còn nếu không có lợi, họ sẽ không thực hiện (bỏ quyền).



Ví dụ:

Ngày 10/06/2019, Ông A sở hữu quyền mua cổ phiếu HPG ở mức giá 25.000đ tại ngày 10/09/2019.
Đến ngày 10/09/2019, có 2 trường hợp xảy ra như sau,

Trường hợp 1: Giá HPG trên sàn là 35.000đ
Ông A thấy có lợi, bèn đi thực hiện quyền, mua HPG ở giá 25.000đ theo như trong quyền mua định sẵn, ăn chênh lệch 10.000đ khi bán ra trên sàn.

Trường hợp 2: Giá HPG trên sàn là 20.000đ
Ông A thấy không có lợi, vì nếu ông thực hiền quyền thì ông phải mua đắt hơn 5.000đ so với giá đang giao dịch trên sàn.
     
    => Vậy trong trường hợp 2 ông A không thực hiện quyền mà chỉ tốn phí mua quyền chọn trước đó 3 tháng( ngày 10/6/2019).
2. Ưu điểm của Chứng Quyền (CW) là gì ?

- Vốn mà NDT bỏ ra ít mà cover được cùng một số lượng cổ phiếu, tỷ lệ sinh lợi cao: Với cùng một số tiền tỷ suất sinh lợi khi mua CW sẽ cao hơn

Lãi không giới hạn, lỗ giới hạn: Tới ngày đáo hạn cổ phiếu tăng càng mạnh thì tỷ suất sinh lời càng gia tăng và ngược lại, khi ngày đáo hạn, giá giảm mạnh dưới (giá thực hiện+giá quyền) thì NDT chỉ mất tiền phí mua quyền. Vậy liệu khi giá xuống nhà đầu tư có mất hết 100% phí mua quyền (VD trên: 23 triệu) ? Câu trả lời là không, vì đó là lý thuyết. Trên thực tế CW được giao dịch trên sàn như cổ phiếu. Khi cảm thấy kỳ vọng cổ phiếu HPG không còn cơ hội tăng thì nhà đầu tư có thể bán ra trên sàn để thu lại một phần tiền.(cũng có thể chốt lời trực tiếp trên sàn không cần đáo hạn).

Nhà đầu tư có thể nắm giữ đến đáo hạn mà không hề bị Forcesell ( bán giải chấp) khi giá cơ sở đi xuống quá sâu.
3. Rủi ro:

Chứng quyền(CW) là một sản phẩm tích hợp nhiều ưu điểm mà các sản phẩm còn lại trên thị trường còn thiếu sót nên:

4. Để sở hữu chứng quyền, Nhà đầu tư cần làm gì?


Lưu ý: Khách hàng có tài khoản tại công ty chứng khoán được phép phát hành chứng quyền mới được giao dịch CW.
Hiện tại trên thị trường mới chỉ có 8 công ty chứng khoán được tham gia phát hành chứng quyền. MBS là một trong số ấy phát hành chứng quyền(CW) trên cổ phiếu cơ sở là HPG và PNJ. Chính vì vậy chỉ có những công ty được cấp phép thì nhà đầu tư mới được giao dịch.

Hiện tại MBS có thể cho nhà đầu tư mua Chứng quyền trước IPO trên Stock24 và sau khi giao IPO vẫn có thể mua bán online như một mã cổ phiếu bình thường( thời gian bắt đầu sẽ được thông báo sau).

4.1 Mua trên thị trường sơ cấp IPO:

4.2 Mua trên thị trường thứ cấp:

Để tránh mất đi cơ hội, ngay bây giờ nhà đầu tư hãy chuẩn bị sớm để đón đầu cơ hội mới bằng cách tìm hiểu và mở cho mình một tài khoản tại MBS để tìm hiểu sâu và cách thức sẽ được giao dịch CW. Mọi thông tin hay nhu cầu nhà đầu tư có thể liên hệ với Chuyên viên theo thông tin tại đây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét