Thứ Ba, 21 tháng 4, 2020

22/04/2020: Hậu COVID-19, rủi ro chỉ mới bắt đầu, USD tăng sẽ thúc đẩy khối ngoại bán ròng

Từng chia sẻ với nhiều nhà đầu tư trước đây, chúng tôi cho rằng, nhiều khả năng, thị trường nhiều khả năng sẽ sớm quay trở lại xu hướng điều chỉnh khi chạm đỉnh được thiết lập ở vùng 790-830 khi nhà đầu tư chuyển từ tâm lý bi quan cách đây không lâu sang hưng phấn trở lại. Hiện tại, khi kết thúc phiên giao dịch 21/04/2020 rủi ro trên (hoặc cũng có thể là cơ hội) đang hiện hữu khá rõ. 



Nhiều ý kiến cho rằng, phiên giảm hôm nay 21/04 chỉ đơn thuần là phiên điều chỉnh thông thường khi thị trường đã tăng tương đối kể từ vùng đáy. Tuy vậy, chúng tôi lại có cái nhìn tương đối khác, vẫn còn quá sớm để có thể lạc quan trở lại và kỳ vọng một mặt bằng giá cao hơn của VNINDEX. Dù có lạc quan hơn thì chúng tôi vẫn đánh giá dư địa tăng còn lại “upside” là quá ít so với dư địa giảm “downside” là quá lớn. Chúng tôi vẫn duy trì những quan điểm cho rằng tác động của dịch COVID-19 không phải là tác động thời điểm mà là tác động lên một giai đoạn lâu dài của thị trường. Không phải là sự hoảng loạn trong thời chiến mà là những tổn thương thời hậu chiến.

Về tác động thời điểm ở đây, khi những thông tin tiêu cực đầu tiên từ COVID-19 tác động lên thị trường, đó đơn thuần là những tác động lên tâm lý và đẩy nhà đầu tư đến chỗ hoảng loạn, rất nhanh chóng sau đó, nhà đầu tư đã chuyển từ trạng thái hoảng loạn, bán tháo sang hưng phấn. Thực tế, thị trường trong một tháng vừa qua chỉ đánh mất ~11%, một con số khá nhỏ so với những gì nhà đầu tư đã đánh đổi.

Trong khi đó, về tác động lâu dài lên thị trường, chúng tôi cho rằng những tổn thương lên chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ dai dẳng và không thể phục hồi trong một sớm một chiều khi trước đó nó vốn đã trở nên nhạy cảm bởi xung đột thương mại. Vậy câu hỏi đặt ra là “làm thế nào để doanh nghiệp có thể sớm quay trở lại khôi phục chuỗi cung ứng bị gãy đoạn hiện nay?”. Trước khi câu hỏi này được trả lời, việc thận trọng sẽ tỏ ra là cần thiết.

Triển vọng kinh tế toàn cầu phụ thuộc nhiều vào khả năng hoạt động bình thường trở lại của chuỗi cung ứng toàn cầu:

Chúng tôi nhận thấy các chi phí vận tải hàng không đang tăng vọt sau khi các chuyến bay vận tải hành khách bị cắt giảm, việc vận tải hàng hóa bằng đường không sẽ khó khăn và đắt đỏ hơn mặc dù nhu cầu chuyển hàng tốc độ cao trong bối cảnh thương mại điện tử lên ngôi. Các chi phí vận tải đường thủy chiếm tỉ trọng cao trong thương mại toàn cầu cũng gia tăng chóng mặt trong khi tỉ lệ hàng hóa vận tải lại có dấu hiệu suy giảm so với giai đoạn cùng kỳ năm trước khi càng có nhiều nhà bán lẻ hủy hoặc hoãn đơn hàng.
Hiện tại, broker cho rằng thị trường đã bắt đầu quay lại vùng giá cân bằng, tuy nhiên sẽ cần nhiều thời gian để thị trường có thể thực sự ổn định trong trung hạn khi tác động từ dịch CIVID-19 từ đây mới bắt đầu khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn và việc hồi phục của nền kinh tế thế giới vốn đã nhạy cảm từ trước. Và do đó, trong khoảng thời gian của chu kỳ kinh doanh QI đã qua và QII sắp tới broker cho rằng vẫn còn đó nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp và thị trường có thể sẽ cần một khoản “chiết khấu” cho tương lai gần.Từ đây, nhà đầu tư có thể không cần phải quá quan tâm đến các dự báo "đỉnh dịch" hay số ca nhiễm, số người tử vong nữa... vì ngay từ đầu bản thân những số liệu trên đã không mang nhiều ý nghĩa gì ngoại trừ đem lại những khủng hoảng và hoang mang nhất thời.

Điều gì đang xảy ra với những kỳ vọng về tương lai của giá dầu:

Trong ngày đáo hạn hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5 trên sàn Nymex, hợp đồng trên đã “bốc hơi” 55,90 USD (tương đương 306%) còn -37,63 USD/thùng. Đây là phiên giảm mạnh kỷ lục kể từ khi bắt đầu ghi nhận số liệu vào năm 1983, và hợp đồng này cũng ghi nhận mức đóng cửa thấp kỷ lục.
Dù chúng tôi không quá bi quan về triển vọng của giá dầu thế giới cũng như một số tác động dù có thể đối với những cổ phiếu dầu khí trong nước nhưng chúng tôi xin phép đưa ra một số khuyến nghị thận trọng.
Nhưng cũng cần giải thích thêm khi câu chuyện vừa qua, các chứng khoán như trong trường hợp ở đây là hợp đồng tương lai WTI tách rời giá trị với tài sản mà nó đảm bảo đơn thuần là chuyện cờ bạc may rủi và đánh mất đi giá trị của tài sản mà nó đảm bảo. Việc cho rằng diễn biến trên có yếu tố tác động từ dịch COVID-19, chúng tôi cho rằng là không đáng kể. Bản chất vấn đề theo chúng tôi là cuộc chiến chi phí sản xuất của các bên tham gia thị trường khai thác dầu và điều này có thể còn tồi tệ hơn rất nhiều và đe dọa trực tiếp đến các công ty dầu của Mỹ khi chi phí sản xuất và vận chuyển, lưu trữ là cực kỳ cao. Việc này sẽ đe dọa trực tiếp lên các doanh nghiệp khai thác dầu của Mỹ cũng như đe dọa hệ thống Petrodollars ràng buộc thế giới nhưng cũng sẽ mở ra những cơ hội ở những khu vực khác khi thế độc quyền bị phá vỡ. Nhưng vẫn còn quá sớm để có thể nghĩ về viễn cảnh trên và ở vị thế của chúng ta nên là tiếp tục quan sát thay vì lạc quan quá sớm hoặc tát nước theo mưa.
 
Trong nước, những nỗ lực kích cầu cần nhiều thời gian để đem lại hiệu quả rõ ràng:
Chính sách điều hành kinh tế của chính phủ như hỗ trợ tín dụng hay khoản hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho các đối tượng chịu ảnh hưởng lên đến gần 400.000 tỉ đồng. Lãi suất và tỉ giá cũng được điều tiết tích cực: Mặt bằng lãi suất cho vay và huy động đều giảm, tỉ giá USD cân bằng. Các dự án đầu tư công được đưa ra xúc tiến trong năm 2020 nhằm kích thích nền kinh tế.

Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng cần nhiều thời gian để những tác động trên thực sự mang đến hiệu quả. Trong khi đó, ngắn hạn hơn, mùa báo cáo QI của các doanh nghiệp niêm yết khả năng cao có sự sụt giảm mạnh và QII vẫn còn nhiều khó khăn. (PMI tháng 3 giảm xuống mức 41.2 điểm, thấp nhất trong nhiều năm qua, Fith giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Quốc gia của Việt Nam ở mức BB nhưng điều chỉnh từ triển vọng tích cực sang Ổn định, việc ngân hàng phải “hi sinh” lợi nhuận để giảm lãi hỗ trợ doanh nghiệp cũng sẽ phần nào tác động lên kết quả KD QII
 
Các yếu tố ngắn hạn khác cần thận trọng:
Như đã nói ở trên Thực tế, thị trường trong một tháng vừa qua chỉ đánh mất ~11%, một con số khá nhỏ so với những gì nhà đầu tư đã đánh đổi. Tất cả nhờ nhịp hồi phục với ba tuần tăng liên tiếp và khi mặt bằng cổ phiếu đã tăng bình quân từ 20%-30% thì áp lực thực hiện hóa lợi nhuận là khó tránh khỏi.
Cùng với mua báo cáo kết quả kinh doanh QI nhiều khả năng sẽ khó khả quan trong khi QII sẽ chưa thể hồi phục ngay, thậm chí kém hơn sẽ là điều kiến thị trường sẽ quay trở lại trạng thái thận trong.
Các quỹ ngoại, trước áp lực rút chứng chỉ quỹ, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu quay trở lại trong bối cảnh đồng Dollar tăng giá kịch bản tích cực khó có thể xảy ra trong thời gian tới và thậm chí áp lực bán ròng có thể đè nặng lên thị trường nhất là khi chỉ số Dollar Index, một chỉ báo luôn được chúng tôi theo dõi sát sao suốt những năm gần đây. Và có lẽ không nhiều nhà đầu tư còn nhớ điều gì đã xảy đến với thị trường chứng khoán Việt Nam, một thị trường cận biên, khi chỉ số này chỉ tăng hơn 10% trong giai đoạn từ đầu năm 2018 đến đầu năm 2019 trước khi giao dịch ổn định trở lại.
Trên đồ thị là chỉ số Dollar Index mà chúng tôi cho rằng, sau hơn một năm sideway-up đang dần cho những tín hiệu thể hiện một chu kỳ tăng tương đối dài sắp tới. Chỉ báo MACD đang cho điểm mua vàng và chu kỳ sẽ được xác nhận khi kênh giá chinh phục đỉnh cũ tương ứng 102-103 thành công.
 
Khuyến nghị:

Chúng tôi cho rằng việc co gọn danh mục, nhất là đối với danh mục cổ phiếu mang tính chất thị trường, các cổ phiếu bluechips lớn, hạ tỉ trọng tối đa và thực hiện đứng ngoài quan sát, kiên nhẫn chờ đợi một mức chiết khấu an toàn hơn là cần thiết.

Chỉ số Dollar Index đang  
Nhận định bởi:
Phạm Đình Khoa - Nhân viên chăm sóc khách hàng cá nhân cao cấp MBS - CN.HCM
Số điện thoại/zalo: 0909 821 301
email: khoa.phamdinh@mbs.com.vn