Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019

Tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước - Bài học từ nước Nga

Trong thập niêm 1990, nước Nga cùng các nước XHCN Đông Âu trải qua một thời kỳ siêu tham nhũng vô tiền khoán hậu trong lịch sử nhân loại sau khi Liên Xô tan vỡ.  Trước đó, sở hữu nhà nước bao trùm hầu hết các lĩnh vực kinh tế ở những nước Trung và Đông Âu. Nếu như các nước khác trong khối XHCN thực hiện thành công Tư Nhân Hóa (TNH) doanh nghiệp nhà nước và thành công trong việc việc thúc đẩy phát triển thì Nga thất bại.

Nước Nga trong những năm 1991-1998 thực hiện TNH bằng cách, đấu giá các doanh nghiệp nhỏ còn các công ty lớn thì chuyển thành các công ty cổ phần. Chỉ trong ba năm đầu, 89.000 doanh nghiệp được tư nhân hóa tức là trung bình 30.000 doanh nghiệp hằng năm. Năm 1994 là 23.800, 1995 là 10.200 và 1996 là gần 5.000 và đến năm 1997 là xấp xỉ 2.500. (Nguồn do tôi tổng hợp và số liệu có làm tròn).

 

 GDP của Nga từ 1992 đến 1998 sụt giảm trầm trọng

Trong quá trình này xuất hiện các bất cập trong việc sử dụng nguồn thu từ TNH để chi ngân sách, cho phát triển kinh tế - xã hội hay các hình thức chuyển đổi thông qua các chứng từ cầm cố (voucher) không phản ánh thực chất giá trị bằng tiền. Việc này, dẫn đến một hệ quả nghiêm trọng, định giá tài sản doanh nghiệp gồm cả giá trị đất đai một cách rẻ mạt và cuối cùng được tay cho các nhóm thiểu số có quan hệ mật thiết với các tổ chức tội phạm hoặc quan chức tham nhũng đẩy nước Nga vào thời kỳ tăm tối. Tiến trình này cũng tạo điều kiện cho tội phạm, quan chức tham nhũng thao túng ngay từ khâu hoạch định chính sách và tác động cả vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán và… sinh ra hàng loạt các tỉ phú giàu lên, lũng đoạn nền kinh tế nhờ sở hữu công cụ, tài sản của các “siêu tổng công ty” với chi phí bỏ ra ban đầu gần như cho không . Tóm lại, mục đích tư nhân hóa, với “tư nhân” là đông đảo quần chúng thì nay nó rại rơi vào tay thiểu số.

Những năm say xỉn cuối đời của Yeltsin, ông chọn Putin là người kế nhiệm, một cựu nhân viên an ninh (Ủy Ban An Ninh Quốc Gia KGB) có khả năng tiếp cận và xử lý vấn đề một cách cực kỳ “đàn ông”, và ông đã đúng. Putin từ năm 1999 đã đòi lại cho nước Nga những gì nó đã “tạm gửi” vào tay những kẻ tham lam, cơ hội. Tất nhiên, V.Putin vẫn chưa thể khắc phục hoàn toàn các hậu quả mà giai đoạn TNH 1991-1998 gây ra nhưng những gì ông làm có thể gọi là một cuộc cách mạng toàn diện mà hi vọng tôi có thể đề cập ở một bài viết sau, ở đó Putin là chân dung của một nhân vật giúp nước Nga vĩ đại trở lại. Make Rusia Great Again!



Có thể thấy mọi Quốc gia, mọi nền kinh tế, chúng có cơ chế tự sửa sai. Mọi của cải và tiền của dân chúng vẫn còn ở đó, nó chuyển từ túi của người này sang túi của người khác và ngược lại như định luật bảo toàn năng lượng. Những kẻ tham lam cơ hội đang ngồi tù kia cũng chỉ là “giữ giùm” thay vì để nó thất thoát ra bên ngoài. Nó làm điều đó nghiệt ngã, đôi khi bất công cho từng cá thể nhưng vì một mục đích lớn hơn, một mục đích vì Tổ Quốc (một Tổ Quốc có khái niệm to lớn không đồng nghĩa với tổ chức hay bộ máy cai trị) ở đó vài tỷ đô hay vài con người không là gì cả.

Nếu nhìn về Việt Nam ngày nay, chúng ta cũng sẽ thấy đôi trường hợp tương tự. Chúng ta có quyền phẫn nộ như nhân dân Nga những năm cuối thiên niên kỷ khi tình trạng bất công xảy ra. Nhưng chúng ta cũng nên lạc quan rằng, những kẻ “giữ hộ” kia đều sẽ bị trừng trị bằng cách này hay cách khác, sẽ có mất mát như một khoản phí mà lịch sử  yêu cầu chúng ta phải trả. Chẳng ý nghĩa mấy với những gì quá ngắn ngủi như cuộc đời con người.


 #BrandyKhoa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét