Thứ Tư, 22 tháng 2, 2023

Ngành Bất động sản - Không phải là cứu hay không cứu mà là cứu ai và cứu cái gì!

 PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo - phó hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng không cần phải "giải cứu bất động sản" trong bài Đừng bắt nền kinh tế làm "con tin" để kêu gọi giải cứu bất động sản. [link1]

những điều ông nói không sai và thậm chí đối với thị trường bất động sản (BĐS) chúng tôi đã luôn thấy được những vấn đề trên trong suốt giai đoạn tiền rẻ vừa qua. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, việc cực đoan có thể dẫn đến việc loại bỏ luôn cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ và thậm chí gây một chuỗi đỗ vỡ mà tầng cuối cùng phải chịu đựng những tác động tiêu cực là người dân, những người dân không có BĐS gánh chịu thảm họa từ BĐS.

Vậy thì cứu hay không cứu? Chúng tôi nhận thấy một vấn đề cố hữu của những người làm chính sách, thiếu trách nhiệm. Sâu thẳm, văn hóa đổ lỗi vẫn còn đó. Một thị trường đầu cơ lên ngôi là lỗi của nhà đầu tư, lỗi của nhân dân. Một thị trường tắt tịt và đe dọa đỗ vỡ hệ thống là lỗi của các doanh nghiệp tham lam và làm ăn chộp giật. Tuyệt đối không liên quan đến người làm chính sách.

Quay trở lại trước thời điếm tàu chìm, ngoài sự hào hứng của đám đông trong con sóng đầu cơ điên rồ thì những nhà hoạch định chính sách gần nhưng không bảo vệ được một thị trường trong sạch, lành mạnh và đến khi con tàu dần chìm xuống thì nước đôi theo kiểu: "Cứu hay không cứu". Cứu, nền kinh tế tiếp tục quay lại quỹ đạo cũ và gánh gồng thêm những u nhọt, những doanh nghiệp như những xác sống. Không cứu, hàng loạt doanh nghiệp có thể điêu đứng kéo theo hệ sinh thái rộng lớn, lao động mất việc, các định chế tài chính đứng trước các rủi ro từ con số nợ khổng lồ. Mọi sự lựa chọn đều sẽ phải trả giá nhưng ai là người trả giá? Câu hỏi quan trọng nhất không phải là làm gì mà làm hướng đến ai. Cứu ai và bỏ ai?

Thực tế, đối tượng chịu thiệt hại cuối cùng trong cả hai trường hợp cũng chỉ có một và họ không hề xuất hiện ở hội nghị tháo gỡ khó khăn cho bất động sản vừa qua. Do đó cần tránh nhất là sự thiên lệch, cực đoan trong cả hai lập trường trên. Tháo gỡ khó khăn cho bất động sản không phải chỉ là chuyện tháo gỡ khó khăn cho mỗi doanh nghiệp bất động sản để các doanh nghiệp khi ngồi lại đều muốn doanh nghiệp của mình trở thành doanh nghiệp thí điểm để tháo gỡ. Hay như phát biểu của thủ tướng Phạm Minh Chính, Gỡ khó bất động sản trên tinh thần ''không ai giải cứu ai'' [link2]: "Lúc làm ăn có lãi bù trừ với lúc làm ăn thua lỗ, không thể lúc nào cũng có lãi được, không thể khó khăn cũng đòi có lãi, không có ai nắm tay đến tối, gối tay đến sáng, phải góp phần vì cái chung" cũng chỉ là một tuyên ngôn dân túy và chỉ là hô khẩu hiệu đơn thuần và điều này có thể rất nhanh chóng thay đổi nếu tình hình thị trường BĐS còn xấu hơn nữa. Lúc này tôi tin rằng sẽ có một phát biểu khác nhằm kêu gọi sự hi sinh nguồn lực xã hội mà mức độ hi sinh hay nói cách khác là "chia sẻ rủi ro" sẽ được phân tầng "hài hòa" theo vị thế: Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

Nhưng lại câu nói cũ "cái nước mình nó thế", nó đã vô thế thì thời thế, thế thời thời phải thế. GS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo - phó hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng không cần phải "giải cứu bất động sản" trong bài Đừng bắt nền kinh tế làm "con tin" để kêu gọi giải cứu bất động sản. [link1]

Thực tế những điều ông nói không sai và thậm chí chúng tôi với sự kỳ thị cố hữu đối với thị trường bất động sản (BĐS) đã luôn thấy được những vấn đề trên. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, việc cực đoan có thể dẫn đến việc loại bỏ luôn cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ và thậm chí gây một chuỗi đỗ vỡ mà tầng cuối cùng phải chịu đựng những tác động tiêu cực là người dân, những người dân không có BĐS gánh chịu thảm họa từ BĐS.

Vậy thì cứu hay không cứu? Thực ra chúng tôi nhận thấy một vấn đề cố hữu của những người làm chính sách thiếu trách nhiệm. Quay trở lại trước thời điếm tàu chìm, ngoài sự hào hứng của đám đông trong con sóng đầu cơ điên rồ thì những nhà hoạch định chính sách gần nhưng không bảo vệ được một thị trường trong sạch, lành mạnh và đến khi con tàu dần chìm xuống thì nước đôi theo kiểu: "Cứu hay không cứu". Cứu, nền kinh tế tiếp tục quay lại quỹ đạo cũ và gánh gồng thêm những u nhọt, những doanh nghiệp như những xác sống. Không cứu, hàng loạt doanh nghiệp có thể điêu đứng kéo theo hệ sinh thái rộng lớn, lao động mất việc, các định chế tài chính đứng trước các rủi ro từ con số nợ khổng lồ. Mọi sự lựa chọn đều sẽ phải trả giá nhưng ai là người trả giá?

Thực tế, đối tượng chịu thiệt hại cuối cùng trong cả hai trường hợp cũng chỉ có một và họ không hề xuất hiện ở hội nghị tháo gỡ khó khăn cho bất động sản vừa qua. Do đó cần tránh nhất là sự thiên lệch, cực đoan trong cả hai lập trường trên. Tháo gỡ khó khăn cho bất động sản không phải chỉ là chuyện tháo gỡ khó khăn cho mỗi doanh nghiệp bất động sản để các doanh nghiệp khi ngồi lại đều muốn doanh nghiệp của mình trở thành doanh nghiệp thí điểm để tháo gỡ. Hay như phát biểu của thủ tướng Phạm Minh Chính, Gỡ khó bất động sản trên tinh thần ''không ai giải cứu ai'': "Lúc làm ăn có lãi bù trừ với lúc làm ăn thua lỗ, không thể lúc nào cũng có lãi được, không thể khó khăn cũng đòi có lãi, không có ai nắm tay đến tối, gối tay đến sáng, phải góp phần vì cái chung" cũng chỉ là một tuyên ngôn dân túy.

Nhưng lại câu nói cũ "cái nước mình nó thế", nó đã vô thế thì thời thế, thế thời thời phải thế. Quan điểm trên đúng nhưng nó

Link1: https://tuoitre.vn/dung-bat-nen-kinh-te-lam-con-tin-de...

Link2: https://vnexpress.net/cuu-bat-dong-san-4571555.html...