Lược dịch từ bài đăng "Trumpism Is Bad for
Business" - It’s hard to make plans when the rules keep changing của Paul
Krugman trên The New York Times
-----------
Với mỗi tuần trôi qua, cuộc chiến thương mại của
Donald Trump càng trở nên rõ ràng hơn, còn lâu mới trở nên “tốt, và dễ dàng để
chiến thắng” “good, and easy to win”, nó đã gây tổn hại một phần lớn kinh tế
Hoa Kỳ. Những nông dân đang đối mặt với thảm họa tài chính; sản xuất; nơi mà
đáng ra các chính sách của Trump có nghĩa vụ phải hồi sinh như một lời cam kết;
niềm tin của người tiêu dùng thì chìm nghỉm, chủ yếu là do công chúng lo ngại rằng
thuế sẽ làm giá cả leo thang.
Nhưng Trump đã trả lời những nhà phê bình của mình rằng:
Nó không phải lỗi của tôi, mà là do bạn. Tuần rồi, ông Tuyên bố rằng các doanh
nghiệp bảo rằng mình bị tổn thương mới thuế quan của ông nên tự trách bản thân,
bởi vì họ đã “chạy kém cỏi và yếu ớt” “badly run and weak”.
Như nhiều tuyên bố của Trump, một ý nghĩ xuất hiện
là, liệu đảng Cộng hòa sẽ phản ứng thế nào nếu một tổng thống của đảng Dân chủ
nói điều tương tự? Tuy nhiên, trong trường hợp này, có lẽ, chúng ta không nên
tránh suy đoán vậy.
Như nhiều đọc giả có thể nhớ lại, năm 2012, Barack
Obama đã đưa ra quan điểm rõ ràng và chân thực rằng các doanh nghiệp không chỉ
phụ thuộc vào đầu tư công như đường xá và giáo dục mà còn phải vào nỗ lực của
chính họ. Những khoản đầu tư công này, theo như ông nói, bạn đã không xây dựng
nó “you didn’t build that”. Các nghi vấn được đặt ra, nhưng lại tách rời khỏi bối
cảnh và cho rằng ông thiếu tôn trọng các doanh nghiệp; Mitt Rommey còn lấy nó
làm trung tâm chiến dịch tranh cử tổng thống của mình.
Sự công kích vào Obama bao gồm chống lại kinh doanh,
tất nhiên, làm niềm tin trở nên tồi tệ. Trump, mặt khác, đang tố cáo các doanh
nghiệp và đổ lỗi cho họ về vấn đề mà chính sách mà ông đã tạo ra. Và, thuế quan
không phải là lĩnh vực chính sách duy nhất mà Trump và doanh nghiệp Mỹ hiện
đang mâu thuẫn. Một số hành động gây hậu quả nhất của Trump, liên quan đến những
nỗ lực điên cuồng nhằm phá dỡ quy định về môi trường mà không như thuế quan,
chúng nghe có vẻ giống như một thứ mà doanh nghiệp muốn.
Nhưng, hóa ra, nhiều doanh nghiệp muốn giữ nguyên
các quy định đó. Các nhà sản xuất dầu và khí đốt lớn phản đối việc Trump nới lỏng
các quy tắc về khí thải me-tan, một loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh. Các
nhà sản xuất ô tô lớn đã ra mặt chống lại nỗ lực của Trump, nhằm lấy lại các
tiêu chuẩn về hiệu quả sự dung nhiên liệu. Trên thực tế, trong một động thái
khiến Trump nổi giận, một số công ty đã đạt được thỏa thuận với tiểu bang
California để tuân thủ các quy tắc thời Obama bất chấp sự thay đổi trong chính
sách liên bang.
Khi Trump dành chiến thắng đầy ngoạn mục vào năm
2016, nhiều nhà đầu tư cho rằng quy tắc của ông sẽ tốt cho kinh doanh. Nhiều
nhà đầu tư cho rằng quy tắc của ông sẽ tốt cho kinh doanh. Và ông thực sự đã cắt
giảm thuế rất lớn cho các tập đoàn – gần như hoàn toàn được sử dụng để chi cổ tức
cao hơn và mua lại cổ phiếu, còn với công nhân, về cơ bản không có gì.
Tuy nhiên, bên cạnh việc cắt giảm thuế, ngày càng rõ
ràng rằng chủ nghĩa Trump “Trumpism” có hại cho kinh doanh. Chính xác hơn, nó rất
tệ cho việc kinh doanh một cách có hiệu quả.
Hãy hình dung bạn là một người đứng đầu doanh nghiệp
có kế hoạch và kỳ vọng sẽ tồn tại trong một thời gian dài. Chắc chắn, bạn muốn
trả thuế ít hơn và không cần phải tuân thủ các quy định tốn kém. Nhưng bạn cũng
muốn đầu tư vào công ty của bạn trong tương lai. Và để làm điều đó, bạn cần đảm
bảo rằng các quy tắc của trò chơi sẽ được duy trì ổn định, do đó, bất kỳ khoản
đầu tư nào bạn thực hiện bây giờ, đột nhiên, cũng trở nên vô giá trị bởi những
thay đổi trong chính sách tương lai.
Những phàn nàn của doanh nghiệp trong cuộc chiến
thương mại của Trump không chỉ là thuế quan làm tăng chi phí và giá cả mà
còn là việc các thị trường quan trọng trả
đũa bằng cách cắt đứt khả năng tiếp cận của doanh nghiệp. Vấn đề là các doanh
nghiệp không thể đáp ứng các phương án khi mà các định chế zigzags lại theo ý
thích của tổng thống. Họ không muốn đầu tư vào bất cứ thứ gì dựa vào chuỗi cung
ứng toàn cầu, bởi vì chuỗi cung ứng đó có thể bị bóc tách ra thành từng mãnh
trong tweet tiếp theo của Trump. Dẫu họ có thể đầu tư vào giả định rằng thuế
quan của Trump và vĩnh viễn; nhưng bạn không thể biết được khi nào thì ông
Tuyên bố chiến thằng và đầu hàng.
Chính sách về môi trường, hóa ra cũng tương tự. Các
nhà lãnh đạo doanh nghiệp không phải là những nhà lý tưởng, họ là những người
thực dụng. Hầu hết họ hiểu rằng, biến đổi khí hậu đang xảy ra, nó nguy hiểm và
cuối cùng chúng ta phải chuyển sang nền kinh tế phát thải thấp. Họ muốn chi
tiêu từ bây giờ để đảm bảo vị trí của họ trong nền kinh tế tương lai đó, họ biết
rằng, các khoản đầu tư làm xấu đi quá trình biến đổi khí hậu về lâu dài sẽ khiến
họ thua cuộc. Nhưng họ sẽ không đầu tư vào tương lai năng lượng của chúng ta chừng
nào những người theo thuyết âm mưu coi sự nóng lên toàn cầu là một trò lừa bịp
khổng lồ - và / hoặc chính các chính trị gia đầy thù hận quyết tâm xóa bỏ những
thành tựu của Obama – tiếp tục viết lại các quy tắc.
Tuy nhiên, công bằng mà nói, một số loại hình kinh
doanh phát triển mạnh theo chủ nghĩa Trumpism, cụ thế là các doanh nghiệp cơ hội,
hoạt động có chiến lược là lấy tiền và bỏ chạy. Đây là thời điểm tốt cho các
công ty khai thác đổ xô vào rút tỉa bất cứ thứ gì họ có thể, để lại một cảnh
quan bị đầu độc bởi các nhà đầu cơ bất động sản tài trợ cho các dự án mạo hiểm
lợi dụng các lỗ hổng thuế mới được tạo ra; cho các trường đại học vì lợi nhuận,
khiến sinh viên không có bằng cấp và nợ nần.
Nói cách khác, dưới thời Trump, mùa xuân dành cho những
thợ mài.
Nhưng để nói một cách rõ ràng, các hoạt động đột phá
này không phải là loại hình kinh doanh mà chúng ta muốn phát triển. Nói theo
cách này: Làm lại nền kinh tế Hoa Kỳ trong ý tưởng của Đại học Trump không phải
là làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại.
https://www.nytimes.com/2019/09/05/opinion/trump-economy.html
Lược dịch từ The New York Times đăng ngày 05/09/2019 bởi Paul Krugman
Paul Krugman là một giáo sư xuất sắc tại đã giành giải Nobel năm 2008 về khoa học kinh tế nhờ công trình về thương mại quốc tế và địa lý kinh tế. @PaulKrugman
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét