Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019

VGT - Có đầy đủ tiềm lực để cạnh tranh và phát triển

"Từng đề cập đến VGT như là một cổ phiếu đầu ngành, có nhiều lợi thế, tài sản lớn, hoạt động kinh doanh ổn định và cổ tức được chi trả đều đặn... ấy vậy mà với mức sinh lợi phi rủi ro hơn 5% hằng năm và còn chờ câu chuyện thoái vốn nhà nước lại không khiến nhiều nhà đầu tư động lòng tham. Liệu VGT có một vấn đề gì đó để thị trường yêu cầu một mức chiết khấu cao hơn? Chúng ta hi vọng có thể đi đến những câu trả lời chi tiết hơn ở vào một dịp nào đó, nhưng bây giờ hãy dành chút thời gian để tự trả lời câu hỏi trên vì dẫu sao việc tự nhìn nhận ra một cơ hội (hoặc rủi ro) cũng thú vị hơn là được người khác mang đến."

 

Thì nay sau quá trình khuyến nghị suốt giai đoạn vừa qua chúng ta bắt đầu đi vào chi tiết hơn.
-------------------------------------
Vị thế ngành dệt may Việt Nam:
Theo OTEXA Vit Nam là nhà xut khu hàng dt may ln th 2 ti Mỹvới th phần chiếm 13.2% tng giá trn hp khu ca M, chỉ đứng sau Trung Quc (th phn 36%).Từnăm 2014 đến năm 2018, th phn xut khu ca Trung Quc ti th trưng Mỹ có du hiu gim dn, trong khi đó, th phn hàng dệt may Vit Nam đã tăng t 9% lên 13%. Không chỉ vậy, Vit Nam còn duy trì tc đ tăng trưng trong giá tr xut khu sang th trưng này cao và n đnh.


Năm 2019, Hiệp hội dệt may đưa ra mục tiêu kim ngạnh xuất khẩu dệt may đạt 40 tỷ USD, tôi cho rằng đây là con số khá thách thức và khó đạt được trong thời gian ngắn và rất có khả năng một số bất ngờ có thể xuất hiện theo chiều hướng không mấy tích cực như nhiều nhà đầu tỏ ra khá lạc quan khi đề cập đến ngành dệt may. Nhưng trong dài hạn có lẽ chúng ta cũng sẽ không phải đợi quá lâu khi có những tác động cả tốt lẫn xấu từ “chiến tranh thương mại”, sự dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam, các hiệp định thương mại có hiệu lực, các hiệp định hướng đến trong tương lai như RCEP…

VGT - Tập đoàn Dệt may Việt Nam (UpCOM)

Tập đoàn Dệt may Việt Nam tiền thân là Tổng công ty Dệt may Việt Nam được thành lập theo Quyết định ngày 29/04/1995 của Thủ tướng Chính Phủ trên cơ sở sáp nhập các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Dệt Việt Nam và Liên hiệp sản xuất - xuất nhập khẩu May. Quá trình hình thành và phát triển của Vinatex gắn liên với lịch sử hình thành và phát triển ngành Dệt may Việt Nam, Vinatex luôn giữ vị trí nòng cốt đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành.

Với định hướng quy hoạch ngành dệt may trở thành “một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn”, hướng về xuất khẩu và có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng cao; tạo nhiều việc làm cho xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 thì tôi cho rằng, đây là một ngành ổn định, được quan tâm và có mức độ tăng tưởng bền vững.

I. Vị thế công ty:
Vinatex hot đng theo mô hình mẹ-con vi sở hữu 15 công ty con (> 50% VĐL) và 19 công ty liên kết  (<50% VĐL) hot đng ở tất c khâu trong chui giá tr hàng dt may từ sợi –vải may.

Vinatex giữ vị trí dẫn đầu ngành dệt may với năng suất 133.395 tấn sợi, 260 triệu m2 vải và 330 triệu đơn vị may mặc hằng năm.

Hệ thống phân phối lớn, dây chuyền hoàn thiện, Vinatex chiếm 95.5% sản lượng sợi, 42.3% sản lượng xơ cứng với 25.7% và 20% sản lượng vải và sản phẩm nhuộm cả nước. Năm 2019, VGT chiếm 1,9% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may cả nước, tính tổng các đơn vị có vốn của VGT là 10% kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam.  Chỉ riêng doanh thu xuất khẩu VGT đã bằng hầu hết các doanh nghiệp dệt may niêm yết ngoài tập đoàn cộng lại.

Việc sở hữu chuỗi cung ứng hoàn thiện giúp VGT phát triển theo hướng giảm gia công thuần túy lên sản xuất và xuất khẩu, tận dụng lợi thế từ chuỗi giá trị để hưởng lợi suất thuế ưu đãi theo các hiệp định thương mại.

VGT có tài sản cực kỳ lớn với quyền sử dụng đất có giá trị cao từ các nhà máy, nhà xưởng và văn phòng làm việc cũ có vị trí “vàng” ở Hà Nội và Tp. HCM. Tôi cho rằng đây là một trong số những nguyên nhân khiến VGT nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư là các công ty và tập đoàn phát triển BĐS. Việc nắm giữ trên yếu tố tài sản là quỹ đất đối với VGT là một tầm nhìn khá tốt trên phương diện công ty có thể định giá lại tài sản để thực hiện thoái vốn nhà nước sau này hoặc với một hi vọng nho nhỏ rằng “tài sản nhà nước sẽ được bán rẻ” như những bất cập đã từng xảy ra trong quá khứ của Việt Nam và Thế Giới cũng sẽ khiến những cổ đông , những người nắm giữ VGT được lợi và chúng được đảm bảo bằng năng lực sản xuất và hoạt động tự thân của công ty. (Vấn đề này tôi hi vọng sẽ có một bài nghị luận nho nhỏ vào một dịp thuận tiện).

Theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/08/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020, Tập đoàn Dệt May Việt Nam sẽ được chuyển về Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) quản lý và thực hiện thoái vốn Nhà nước trong năm 2018.

VGT đã lỡ hẹn trong năm 2018 nhưng 2019 tôi cũng không đánh giá cao khả năng đúng hẹn của VGT. Tính tới thời điểm hiện tại, VGT đang trong giai đoạn đánh giá giá trị doanh nghiệp lần 2 trước khi bàn giao cho SCIC để thực hiện thoái vốn. Ban lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng Vinatex không thuộc danh sách các doanh nghiệp bắt buộc thoái vốn theo Quyết định 58/2016/QĐ-Ttg và cũng chưa có thông tin cụ thể về số vốn dự kiến sẽ thoái cũng như giá bán.

Như đã đề cập ở trên, việc thoái vốn nhà nước không hề đơn giản và đặc biệt ở VGT, vì bài học “bán rẻ vốn nhà nước” gây thất thoát đã có trong khi VGT có vai trò cực kỳ quan trọng trong ngành dệt may, một ngành chủ lực của Việt Nam, do đó khả năng cao quá trình này sẽ diễn ra chậm chạp.

II. Tiềm năng:
Năm 2018, ngành dệt may tăng trưởng “đột biến”, tôi từng đề cập trước đây trong một số mẫu đối thoại với nhà đầu tư. Tôi cho rằng, sẽ có sự thúc đẩy thương mại toàn cầu trước khi những chính sách và rào cản từ cuộc xung đột Mỹ - Trung diễn ra, do đó, trước thời điểm này có hiện tượng gia tăng các đơn đặt hàng và đẩy mạnh xuất – nhập khẩu. Việc này khá ngắn hạn và sau đó tất cả sẽ quay về… dưới điểm cân bằng và có thể sẽ mất đôi chút thời gian để những tác động mất cân bằng này trôi qua để quay lại trạng thái bình thường. VGT với vị thế của mình cũng khó tránh khỏi tác động trên. Do đó, tôi đánh giá khá cao phát biểu của ông  khi cho rằng năm 2018 là một năm cực kỳ đột biến và vì quá tốt nên nó mang tính chất ngắn hạn và năm 2019 là một năm đầy thách thức nên ông tỏ ra thận trọng khi chỉ đặt kế hoạch tăng trưởng từ 12% tức là thấp hơn rất nhiều so với mức hơn 30% đạt được năm 2018.

Thực tế, việc trong tốt có xấu, trong xấu có tốt này khá bình thường, tôi cho rằng, quan trọng nhất, ngành dệt may và VGT với vị thế đầu ngành của mình vẫn sẽ giữ tốc độ tăng trưởng trung bình đều quanh 10%-15% trong các năm tới. Tuy nhiên nhiều nhà đầu tư tỏ ra lo lắng khi chỉ số điển hình dễ thấy nhất về hiệu quả hoạt động như suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE của VGT so với các công ty dệt may khác. Việc này rất dễ nhận thấy và tôi cho rằng lo lắng trên là có cơ sở do một số nguyên nhân  1- Bộ máy quản lý cồng kềnh, đặc biệt ở Công ty mẹ khiến cho biên hoạt động và biên ròng thấp, một nhược điểm cố hữu của “doanh nghiệp nhà nước” 2- Trong ngắn hạn, việc đầu tư nhiều dự án và dàn trãi ở nhiều công đoạn của chuỗi giá trị khiến hiệu quả những năm đầu còn thấp.  Có lẽ vì vậy, giá VGT được thị trường yêu cầu một mức chiết khấu khá cao so với qui mô doanh nghiệp, thậm chí giá cổ phiếu VGT sau khi tăng đột biến vào năm 2018 và giảm nhanh chóng sau đó đã nhanh chóng quay về nền giá cân bằng trước và sau giai đoạn đột biến quanh 11.000 đồng/cổ phiếu, một mức giá chỉ bằng 88% so với giá trị sổ sách.

Một yếu tố cần lưu ý đặc biệt nữa là tỷ giá (ngắn hạn). Tôi không quá lạc quan về kịch bản tăng giá của đồng Dollar theo như các sự kiện và diễn biến hiện nay. Tôi lo ngại một kịch bản “phá giá đồng USD” như trong cuộc thương chiến Mỹ - Nhật những năm 1982 là có thể xảy ra. Nếu điều này xảy ra, tác động lên các doanh nghiệp xuất khẩu là không nhỏ. Trong kịch bản tích cực, khả năng tỷ giá USD tăng kịch trần 3% trong năm 2019 lại là một kỳ vọng sáng lạn không chỉ của riêng VGT mà còn thuận lợi cho xuất khẩu. Tuy nhiên chắc hẳn chúng ta cũng không muốn Việt Nam bị các định chế tài chính lớn coi như một Quốc gia thao túng tiền tệ. Cũng phải thừa nhận, bối cảnh hiện nay khá phức tạp và với năng lực hiện tại, tôi không thể đánh giá được đồng USD sẽ diễn biến theo kịch bản nào trong tương lai. Nhưng lại là câu chuyện của một nửa cốc nước mà tôi thường ví von, chúng ta có thể nhìn nhận như cốc nước chỉ đầy một nửa hoặc một cốc nước bị vơi một nữa. Ngay cả trong kịch bản xấu nhất, việc phá giá USD cũng chỉ được coi là một biến cố rủi ro ngắn hạn đã được lường trước.

Kết luận: Với thị giá hiện tại, tôi cho rằng, đây là một mức giá khá hợp lý mà thị trường yêu cầu ở VGT trong hiện tại. Tuy nhiên có vẻ như thị trường đã hơi khắc khe với giá trị tài sản to lớn và qui mô kinh doanh của VGT, trong dài hạn tôi tin rằng 1. VGT có hướng đi đúng đắn trong việc mở rộng chuỗi giá trị. 2. Có lợi thế thương hiệu và lợi thế ngành khi ngành dệt may của Việt Nam có khả năng cạnh tranh lớn so với các quốc gia có lợi thế nhân công giá rẻ khác khi chất lượng và giá cả hợp lý 3. Tiến trình thoái vốn của bộ công thương dù có thể chậm chạp. Từ những yếu tố trên, tôi cho rằng VGT có khả năng vượt qua các trở ngại trong ngắn hạn và có khả năng phát triển tiềm lực của doanh nghiệp lớn hơn nữa. Trong thời gian chờ đợi đó, nhà đầu tư có thể tạm hài lòng với mức trả cổ tức tương ứng từ 5%-9%/năm, tương ứng với trung bình 6%/năm/thị giá. Một mức giá hấp dẫn để Mua và Nắm giữ cho các giá trị tương lai.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét