Thứ Hai, 18 tháng 3, 2024

Một số chiến lược của đầu tư giá trị (Chưa hoàn chỉnh, còn cập nhật)

 I. Chiến lược Net Net Straregy, đầu tư giá trị cổ điển

Chiến lược đầu tư giá trị cổ điển của Benjamin Graham, ông tổ của đầu tư giá trị dựa trên tính thần mua cổ phiếu được định giá thấp dưới vốn lưu động ròng mà chứng tôi vẫn thường hay áp dụng:

Vốn hóa < 2/3 x (Tài sản lưu động – Tổng nợ)

*Chúng tôi hay sử dụng hệ số 2/3 để nhà đầu tư có biên phòng thủ

Công thức này cực kỳ đơn gián và hiệu quả trong Đại khủng hoảng, thị trường hoạt động kém hiệu quả khiến cho cổ phiếu bị định giá thấp hơn giá trị thực tế. Điều này cũng có thể áp dụng khi thị trường chứng gặp khủng hoảng trong ngắn hạn, hoặc các scandal khiến cổ phiếu giảm giá. Sau khi các vấn đề này được khắc phục, giá cổ phiếu sẽ nhanh chóng trở về trạng thái cân bằng.

Nhược điểm của chiến lược này là các khoản giá trị vô hình của các công ty không được tính đến. Thực tế, trong bối cảnh thị trường hiện nay, các giá trị vô hình được doanh nghiệp đầu tư vô cùng mạnh mẽ như bằng sáng chế, ý tưởng kinh doanh, quan hệ đối tác, xây dựng thương hiệu v.v. và chứng vẫn mang lại các giá trị lợi nhuận tương xứng. Điều này dẫn đến các nhà đầu tư giá trị cổ điển bị bối rối khi nhận thấy thị giá hay vốn hóa của doanh nghiệp bị định giá cao một cách bất thường so với tương quan giá trị sổ sách của doanh nghiệp. Và rất nhiều doanh có thị giá thấp hơn so với giá trị công ty vẫn gặp những khó khăn và mắc kẹt trong cái gọi là bẫy-giá-trị mà ở đó, tài sản của họ sinh lợi thấp hơn kỳ vọng.

Phương pháp này gặp một số hạn chế nhất định, đặc biệt là việc thanh lý lại khoản đầu tư đôi khi sẽ rất khó khăn vì các tài sản có triển vọng sinh lời thực tế lại kém và dù đã bán rẻ thì nhu cầu mua lại cũng sẽ thấp. Điều này phản ánh rất rõ trong giai đoạn lên ngôi của các cổ phiếu công nghệ khi tài sản của các công ty này rất thấp nhưng luôn được thị trường trả giá cao vì nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố từ độc quyền hay rào cản gia nhập ngành. Trong khi đó, các khoản đầu tư giá trị đối với những công ty thông thường theo chuẩn mực kế toàn lại tỏ ra sinh lợi kém hiệu quả hơn, điều này dẫn đến việc mở rộng thuyết đầu tư giá trị. Buffet, người học trò nổi tiếng nhất của Benjamin Graham và David Dodd đã mở rộng chiến lược giá trị ra vô hạn và không chỉ còn nằm lại việc phân tích BCTC như thuở sơ khai của thị trường chứng khoán. Nó dẫn đến một hệ quả tất yếu, sự tiến hóa của đầu tư giá trị: Mua doanh nghiệp tầm thường với giá rẻ hay mua doanh nghiệp tuyệt vời với giá hợp lý?

Tiến hành chốt lời khi nào? Thực tế chúng tôi ít khi nào chốt lời đối với những cổ phiếu mua thành công dưới giá trị (vì chẳng mấy khi một cổ phiếu được bán dưới vốn lưu động ròng). Các khoản đầu tư dưới giá trị đôi khi tạo một biên an toàn quá lớn và chẳng dại gì mà chúng ta bước ra khỏi đó. Nhưng chúng ta có thể tạm hài lòng với 50% nếu giả định rằng, doanh nghiệp quay lại mức vốn lưu động ròng.

Tiến hành cắt lỗ khi nào? Tất nhiên, khi phát sinh những vấn đề trên bảng cân đối kế toàn mà trầm trọng nhất là gian lận BCTC. Tiếp đến là việc doanh nghiệp không ngừng suy giảm vốn lưu động ròng, các khoản tài sản của doanh nghiệp đang tự bào mòn chính nó, điều này sẽ khiến nhà đầu tư phải trả một cái giá đôi khi là rất đắt và đòi hỏi nhà đầu tư phải thường xuyên bám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường, mức đề nghị thanh lý đối với khoản tài sản có triển vọng sinh lời kém cỏi là sau... 2 năm thử thách.

Bẫy giá trị và những điều cần lưu ý:

Chúng ta sẽ thường bắt gặp những công ty có thị giá thấp trong khi tài sản lại rất lớn, điều này đã được nhắc đến ở trên. Ngoài lý do khủng hoảng và khiến thị trường bi quan quá mức, quá trình định giá của thị trường bị sai lệch thì đôi khi nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân nguy hiểm hơn, trong đó có các nguyên nhân như: Quản trị kém hoặc thiếu minh bạch, gian lận tài chính, đạo đức ban lãnh đạo có vấn đề, doanh nghiệp kinh doanh trong một ngành nghề suy tàn v.v. Điều này khiến những giá trị kế toán mà doanh nghiệp thể hiện sẽ có thể chiết khấu thêm và nhà đầu tư rơi vào cái gọi là "bẫy giá trị". Điều này đòi hỏi nhà đầu tư không chỉ phải có kiến thức thống kê BCTC thông thường mà còn phải am hiểu sâu sắc và có kiến thức đa ngành.

Ở Phân Tích BCTC Doanh Nghiệp thông thường chúng tôi khuyến khích nhà đầu tư noi theo phương pháp của Piotroski F-Score. Phương pháp này tỏ ra hiệu quả để đánh giá tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ có đang sinh lợi hay không.

II. phương pháp của Piotroski F-Score.  

*phân biệt với mô hình F-Score của Patricia Dechow

Joseph D. Piotrosky tuân theo những phương pháp đầu tư của giá trị cổ điển và ông đánh giá các doanh nghiệp trên thang điểm từ 0-9 dựa trên:

1. Tỷ suất lợi nhuận/Tài sản, ROA: Điều này nhằm loại bỏ các doanh nghiệp có tài sản hoạt động kém hiệu quả và có khả năng "rỉ sét" theo thời gian của doanh nghiệp. ROA đòi hỏi phải luôn là một con số dương mà ở đó càng lớn càng tốt.

2. Operating Cash Flow, OCF: Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Dòng tiền dương là biểu hiện của một doanh nghiệp có khả năng tạo ra tiền.

3. Tốc độ tăng trưởng ROA, %ROA: Điều này thể hiện khả năng sinh lợi bền vững của tài sản. Tốc độ tăng trưởng năm sau lớn hơn năm trước, quý sau lớn hơn quý trước là biểu hiện của một doanh nghiệp tăng trưởng.

4. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh/Tổng tài sản bình quân: chỉ số này cần phải lớn hơn ROA để có thể tăng thêm một điểm uy tín. Thực tế nhiều doanh nghiệp sử dụng tài sản vào những mục đích ngoài hoạt động kinh doanh và điều này đôi khi mang lại những trái đắng. Một con số âm sẽ là điều cần lưu tâm cho khả năng này.

5. Leverage Ratio, đòn bẩy tài chính, theo đó nó bằng Tổng nợ/Tổng tài sản: Chỉ số này nếu có xu hướng giảm qua từng năm thì chúng ta sẽ dành một điểm cộng cho doanh nghiệp. Những gì doanh nghiệp tận dụng từ chiếm dụng vốn (nợ) đang mang lại hiệu suất tốt và bù đắp được khoản nợ mà doanh nghiệp đi vay.

6. Current Ratio, Tài sản lưu động/Nợ lưu động suy giảm qua từng kỳ, ta có một điểm cộng.

7. Tổng số cổ phiếu đã được phát hành trong kỳ ISSUE, doanh nghiệp tốt là doanh nghiệp có xu hướng mở rộng về quy mô. Số cổ phiếu được phát hành thêm thể hiện quá trình tái đầu tư từ lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp hoặc từ huy động vốn. Tuy vậy có nhiều quan điểm ở chỉ tiêu này, chúng tôi đề nghị +1 điểm ở doanh nghiệp trong ngành nghề đang hồi phục hoặc tăng trưởng và -1 đối với ngành nghề đang suy tàn hoặc giảm trưởng.

8. Gross Margin, hay Gross Profit Margin,GPM, Tỉ suất lợi nhuận gộp là phần Lợi nhuận - Chi phí bàn hàng/Lợi nhuận. Chỉ số này tăng, thể hiện doanh nghiệp tốn ít chi phí bán hàng hơn để làm ra lợi nhuận. Mức độ cạnh tranh trong ngành của doanh nghiệp đang mạnh. Cộng một điểm nếu GPM tăng qua từng kỳ.

9. Asset Turnover Ratio, Vòng quay tài sản, Doanh thu thuần/Tổng tài sản bình quân. Cộng một điểm nếu chỉ số này tăng qua từng kỳ, doanh nghiệp đang sử dụng tài sản hiệu quả để tạo ra doanh thu.

Một doanh nghiệp có thể "xào nấu" tinh vi nhưng những con số không thể nói dối. Theo Joseph D. Piotrosky, chúng ta sẽ có một doanh nghiệp 8-9 điểm là một doanh nghiệp tuyệt vời, 0-3 điểm là một doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính và hoạt động kém hiệu quả. 

II. Chiến lược "cổ phiếu siêu hạng" của Jessie C. Tine:

1. EPS tăng trưởng bền vững qua từng quý và không có nhiều biến động đột biến. Tại thời điểm doanh nghiệp tăng tốc độ tăng trưởng EPS thì đó là dấu hiệu của một doanh nghiệp đang đi đúng hướng.

2. EPS tăng trưởng mang tính bền vững phải thỏa mãn tiêu chí tăng trưởng so với quý cùng kỳ.

3. Cổ phiếu giá rẻ, (có mức P/B thấp, P/E thấp so với tương quan các doanh nghiệp cùng ngành và thị trường hoặc bản thân chính nó... )

4. Doanh thu và lợi nhuận song hành tăng tiến qua các năm.

5. Sử dụng đòn bẩy hiệu quả.

6. Doanh nghiệp không ngừng mở rộng về quy mô và đảm bảo được mức sinh lời trong tương lai: backlog, số đơn vị cửa hàng mở mới, giảm chi phí hoạt động, tăng khách hàng mới, cắt giảm mảng kinh doanh không sinh lời, M&A có lợi...

7. Ban lãnh đạo thận trọng, trung thành và có niềm tin.

8. Tỷ lệ freeload thấp.
 
9. Bối cảnh thị trường ủng hộ: Ngành tích cực, khách hàng mới, đối tác mới, phát minh mới, công nghệ mới, nhà máy mới, ưu thế mới trong ngành... "MỚI".  

10. Báo cáo tài chính đơn giản, "sạch" và dễ hiểu.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét