Thứ Ba, 6 tháng 9, 2022

PVD - LIỆU MÙA XUÂN ĐÃ VỀ TRÊN NHỮNG GIẾNG DẦU?

 

Ngành dầu khí đang ấm dần lên trong nửa đầu năm 2022 khi giá dầu tăng cao giúp hiệu suất sử dụng của các hợp đồng thuê giàn khoan được cải thiện từ 85% lên 90% trên thị trường Quốc tế. Riêng khu vực Đông Nam Á, hiệu suất sử dụng giàn khoan IC, JU 360-400 tăng từ 60% lên 90% trong nửa đầu năm 2022.


Tương lai với việc Aramco đẩy mạnh triển khai đội giàn khoan tự nâng từ 45 giàn lên 78 giàn trong QI 2023 và 92 giàn cuối năm 2023. Số lượng giàn khoan JU 350-400 toàn cầu sẽ tăng lên 47 giàn trong đó có 14 giàn khoan sẽ đến từ khu vực Đông Nam Á. Tức là, nguồn cung trên thị trường từ QI/2023 với giàn 260-400 IC sẽ giảm đáng kể và đẩy giá thuê loại giàn khoan tự nâng này lên trong năm 2023 lên khoãng 10%.

Chúng tôi đã có nhiều khuyến nghị cho các cổ phiếu dịch vụ dầu khí nhưng hiếm khi đề cập đến PVD. Vậy liệu đã đến lúc của các doanh nghiệp làm dịch vụ cho thuê dàn khoan như PVD?

Hiện trong nước có ~20 giếng khoan, chỉ còn 1/3 so với những năm trước và do đó. Sự sụt giảm này khiến nhu cầu khoan thăm dò và khai thác trong nước giảm đi đáng kể, thời đại hoàn kim của ngành dầu khí là quá khứ đã rất xa. Để đưa ngành dầu khí quay lại, các dự án lớn trọng điểm như Lô B hay Kèn Bầu được đưa ra như một nhu cầu cấp bách. Nhưng hiện tại, không có quá nhiều tiến triển mới đối với dự án Lô B. Trong tháng 06/2022 việc phê duyệt quyết định đầu tư cuối cùng (FID) đã không xảy ra và triển vọng này kéo dài đến cuối năm 2022. Nhưng bù lại, phần hạ nguồn của dự án Lô B là nhà máy nhiệt điện Ô Môn III (một trong 4 nhà máy sử dụng khí Lô B) đã được tỉnh Cần Thơ chấp thuận đầu tư. Lô B Ô Môn vẫn là siêu dự án để đảm bảo nguồn năng lượng sạch theo cam kết về phát thải COP26 cũng như đảm bảo an ninh năng lượng, tuy vậy nhiều khả năng sẽ phải dời tới năm 2024 và do đó PVD sẽ phải tập trung thị trường khu vực khi vẫn còn quá sớm để Lô B Ô Môn có thể trở thành kỳ vọng chính như những "hot search" gần đây.

Điểm hoạt động hòa vốn trung bình của hầu hết các doanh nghiệp dầu khí hiện tại theo chúng tôi ước tính rơi vào khoãng 70$/thùng. Với mức giá trung bình trong năm năm tới vào khoãng 80-85$/thùng, PVD sẽ phần nào giảm được áp lực. Năm 2022, giá dầu neo cao ở mức trung bình 95$/thùng là tín hiệu tốt để PVD có thể... hòa vốn dù nếu so với cùng kỳ 2021 có thể thấy nhiều đột biến. Phải đến 2023, cơ bản của PVD sẽ được cải thiện với mức EPS lần đầu tiên vượt 500 đồng/cp và từ 2024 sẽ bắt đầu có những tín hiệu tích cực đầu tiên.

PVD về dài hạn vẫn là một case cổ phiếu đáng quan tâm tuy vậy, với triển vọng từ Lô B Ô Môn còn quá xa và hoạt động kinh doanh trong khu vực tuy được cải thiện nhưng vẫn ở mức chậm thì sẽ còn quá sớm để có thể đẩy những kỳ vọng đi xa hơn. Với mức P/B hiện tại là 0.81 lần so với bình quân các công ty cùng ngành trong khu vực là từ 0.9-1 lần thì thị trường có lý do để đưa ra một mức chiết khấu cao hơn cho PVD.

 

PHẠM ĐÌNH KHOA

Chuyên viên CSKH cá nhân cao cấp | Phòng Môi giới 11 – Chi nhánh Hồ Chí Minh

Tầng 5, Tòa nhà Sunny Tower, 259 Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP.HCM

M: +84 909 821 301  |  T: +84 28 7304 7575 - Máy lẻ 8533  |  E: khoa.phamdinh@mbs.com.vn  W: https://www.mbs.com.vn

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2022

Dự trữ ngoại hối cho chúng ta nhiều cơ hội điều hành chính sách tiền tệ và kiểm soát lạm phát

Trước động thái tăng lãi suất của FED từ 0,75 điểm phần trăm, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1994. Việc lạm phát tháng 5 đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 41 năm đã buộc FED phải hành động mạnh tay hơn những dự đoán trước đó. Tại Việt Nam, mặc dù số liệu lạm phát vẫn đang được giữ rất ổn định, CPI tháng 4 của Việt Nam chỉ tăng ở mức khiêm tốn là 2,64% so cùng kỳ nhưng rủi ro vẫn luôn hiện hữu nhưng nó có thực sự nghiêm trọng như những gì chúng ta lo ngại?
 
Thực tế, FED ảnh hưởng thế nào đến các ngân hàng TW trên Thế giới? Chúng ta phải nhìn lại rằng, FED sẽ luôn đóng vai trò điều tiết thị trường tài chính toàn cầu dựa trên sức mạnh của Đồng USD. Trong giai đoạn thâm hụt cán cân thương mại và di sản của thời đại Trump với cuộc chiến tranh thương mại tốn nhiều giấy mực, FED đã thực hiện hạ lãi suất và mở ra thời đại tiền rẻ đẩy thị trường tăng phi mã bất chấp sự khó khăn của nhiều doanh nghiệp dịch vụ và sản suất và xuất khẩu lạm phát sang các nước ngoài Mỹ.
 
Việc lãi suất giảm khiến các Quốc gia như Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới. Để neo tỷ giá nằm dưới biên độ 2% của NHNN, chúng ta đã phải thực hiện nâng cao dự trữ ngoại hối. Không chỉ Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý, Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Mexicovà Đài Loan cũng đã làm điều tương tự và lọt vào... Danh sách giám sát thao túng tiền tệ ngày 10/06 vừa qua. 
 
"Thao túng tiền tệ" thực chất là việc các Quốc gia kiểm soát được việc "nhập khẩu lạm phát" từ Mỹ và tăng được cán cân vãng lai. Tức là xét trên góc độ của Việt Nam, chúng ta đã làm rất tốt việc kiểm soát lạm phát cũng như gia tăng được thu nhập từ xuất khẩu, du lịch, đầu tư nước ngoài... Và với dự trữ ngoại hối cao, chúng ta sẽ có độ trễ lớn so với chu kỳ lạm phát của Thế giới. Đó là câu chuyện tích cực. Còn câu chuyện tích cực là gì? Là khi chúng ta bị áp lệnh trừng phạt và hạn chế thương mại.
 
Với quan điểm của chúng tôi, lạm phát là vấn đề đang hiện hữu nhưng chính phủ Việt Nam đang làm khá tốt vai trò của mình thời gian qua khi tăng mức dự trữ ngoại hối lên mức cao kỷ lục tương đương 105 tỷ USD cuối năm 2020 và sẽ có thêm thời gian và dư địa điều hành chính sách tiền tệ, từ đó chống được những cú sốc từ bên ngoài, ổn định kinh tế vĩ mô.
 
Nhưng nói là vậy, những cú sốc về tài chính Quốc tế là một chuyện, những cú sốc về tâm lý lại là một chuyện.
Có thể là hình ảnh về văn bản