Thứ Ba, 16 tháng 11, 2021

Tại sao việc lựa chọn cổ phiếu ngành chứng khoán dễ mà không dễ?

Các công ty chứng khoán, về mặt lý thuyết, luôn là các công ty mà yếu tố rủi ro thấp vì về dài hạn, vốn hóa của thị trường và thanh khoản luôn có xu hướng gia tăng.

Lãnh đạo Chứng khoán APEC (APS) đeo khăn tím, giơ tay hô hào cổ đông “gồng lãi” - Ảnh 1. 

 Lãnh đạo APS tại phiên họp Đại hội cổ đông bất thường, đeo khăn tím và kêu gọi cổ đông "gồng lãi".

Tuy nhiên, tại sao thực tế lại ngược lại?
 
Chúng ta hãy nhìn về hoạt đông kinh doanh chính của các công ty chứng khoán: Tự doanh + Môi giới + Cho vay. Một công ty chứng khoán tốt là một công ty quản lý hiệu quả ba lĩnh vực này. 
 
Ở hoạt động cho vay margin, việc đảm bảo danh mục cho vay tốt và khả năng thu nợ cao sẽ mang lại nguồn lợi rất lớn, đây là nguyên nhân chính thúc đẩy các công ty chứng khoán thực hiện tăng vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay ngày càng tăng cao. Ngược lại, sự đỗ vỡ của các công ty chứng khoán sẽ đến từ việc đưa dư nợ quá cao và các cổ phiếu đầu cơ và khi mọi thứ sụp đổ, các khoản cho vay này không có khả năng thu hồi nợ.
 
Ở hoạt động môi giới, mức độ cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán là rất lớn, cuộc cạnh tranh về phí sẽ là cuộc cạnh tranh kéo tất cả đi xuống. Tuy vậy thị phần sẽ luôn là cứu cánh. Hoạt động môi giới sẽ luôn là hoạt động chính quyết định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp dịch vụ tài chính chứng khoán. 
 
Ở hoạt động tự doanh, là hoạt động thứ yếu của các doanh nghiệp chứng khoán. Khoản mục này luôn thường xuyên biến động trong ngắn hạn theo diễn biến của thị trường, một danh mục tự doanh càng tập trung và không có sự kiểm soát phân bổ tỉ trọng hợp lý luôn là một yếu tố có thể gây đột biến theo chiều tích cực và tiêu cực. Tất nhiên, một danh mục tất tay như vậy chưa bao giờ đảm bảo yếu tố bền vững. Khi quyết định nhìn vào danh mục tự doanh của các công ty chứng khoán để dự phóng doanh thu lợi nhuận cho tương lai, nhà đầu tư có một sai lầm cơ bản khi cho rằng đó là một danh mục phi rủi ro và có khả năng... tăng mãi. 
 
Ở case APS, câu chuyện không phải là APS sẽ đưa cổ đông đến đâu, mà IDJ sẽ đưa họ đến đâu khi mảng tự doanh là mảng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu của APS, trái ngược hoàn toàn với các công ty Chứng khoán đầu ngành. Trong khi đó ở APS, IDJ chiếm 93% giá trị của khoản mục tự doanh. Điều này có phải xuất phát từ năng lực chiếm lĩnh thị phần kém cỏi đã thúc đẩy doanh nghiệp đẩy mạnh mạo hiểm ở mảng tự doanh?