Thứ Năm, 6 tháng 6, 2019

Đô la dầu lửa: Thế giới bắt đầu có những lựa chọn khác

- Một phần của xung đột thương mại mang tên Petrodollar -

Trong thời kỳ khủng hoảng dầu lửa 1973-1975, giá dầu tăng vọt. Các nước xuất khẩu dầu như OPEC, Nga, Na Uy... thu về một lượng lớn tiền nhưng chi ngân sách không sử dụng hết. Số dollar dư được đầu tư vào các ngân hàng thương mại đầu tư vào thị trường tài chính quốc tế trong đó có Mỹ để kiếm lời.

Ngoài đầu tư kiếm lời, các nước này còn viện trợ cho các nước khác. ODA của các nước xuất khẩu dầu mỏ này tăng mạnh.

Mỹ là nước nhập khẩu dầu lửa nhưng do đồng Dollar cũng là của Mỹ nên Mỹ là nước thu lợi lớn khi các nước có dollar dầu lửa đẩy mạnh đầu tư và Mỹ làm lãi suất ở Mỹ hạ xuống. Thậm chí, Mỹ còn có thể in thêm dollar để mua dầu lửa trong giai đoạn này. Đồng dollar từ đây thống trị tài chính thế giới.

Vị trí này được duy trì cho đến khi có những quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn đe dọa không sử dụng đồng Dollar để mua-bán.

Năm 2015: Putin sẵn sàng bán dầu mỏ, khí đốt để đổi lấy đồng tiền khác ngoài đô-la Mỹ và thông qua đó phá đi vị thế độc quyền của đồng dollar dầu mỏ. Một số nước khác như Iran cũng theo gương và loại bỏ đôla Mỹ khỏi giao dịch dầu mỏ của họ.

Năm 2017: Nga và Trung Quốc ký hợp đồng có thời hạn 30 năm khi Nga cung cấp dầu mỏ - khí đốt tự nhiên hàng năm lên tới 1,3 nghìn tỷ ft (khoảng 40 tỷ mét khối khí) cho Trung Quốc. Dự kiến, 1/12/2019 khai trương đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Trung Quốc. Trung Quốc giải được bài toán thực hiện tham vọng Made in China 2025.

Năm 2018: Venezuela tuyên bố họ sẽ định giá dầu bằng Euro, Nhân dân tệ và các loại tiền tệ khác.

Thế giới, bắt đầu có những lựa chọn khác để thoát khỏi đồng Dollar. Mỹ tuyên chiến với siêu cường đang mạnh lên từng ngày và tỏ ra đe dọa hơn và khó sử dụng bạo lực truyền thống như cách đã làm với Iran, Iraq hay gần đây là Venezula hơn. Siêu cường mang tên Trung Quốc.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét