
Nhiều nhà đầu tư lo lắng trước phát biểu và tuyên bố của Trump hôm qua liên quan đến mức thuế bổ sung cho Việt Nam là 20% và 40% đối với hàng hóa trung chuyển "transshipping".
Về quan điểm của chúng tôi, đây là con số tích cực trong kịch bản ban đầu chúng ta kỳ vọng. Đồng thời, nhà đầu tư cũng không cần quá lo lắng vì tác động của các sắc thuế này là thấp và không đại diện cho dòng chảy thương mại của hai nước. Chuyên gia tóm gọn một số ý chính như sau:
1. Đầu tiên đây là một cuộc mặc cả và tất cả và đang dừng ở thoả thuận mang tính định hướng, một dạng "ghi nhớ" và không có bất cứ sự ràng buộc toàn diện nào.
2. Tiếp theo, các mức thuế mục tiêu 0%, 10%, 20% hay 40% cho đối tượng Transhipping - nằm trong danh mục điều tra thương mại, không đại diện cho dòng chảy thương mại của hai nước. Đa số hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn đang theo thuế MFN theo chuẩn WTO từ 5%-18%, nằm ngoài danh mục này và sẽ còn phụ thuộc từng trường hợp cụ thể. Nên nhớ Mỹ vẫn đang là thành viên của WTO dù đang gây áp lực để đòi rời tổ chức.
3. Sự BẤT KHẢ THI TRONG CƠ CHẾ THỰC HIỆN bất chấp sự phóng đại của truyền thông. Chúng ta cũng quên một điều quan trọng mà tổng thống cần vượt qua: Một FTA cần phải được Quốc hội, Thượng Viện - Hạ Viện phê chuẩn. Do đó, đây là chiến thuật đàm phán nhằm tranh thủ truyền thông trong kỳ bầu cử sắp tới. Nó thiên về tuyên bố chính trị hơn là xác quyết về chính sách hay tạo lập khung luật Quốc tế. Cũng sẽ là vội vàng khi cho rằng đây là thông tin tiêu cực khi chưa xét đến tương quan sắc thuế đối với các nước khác.
Trong kịch bản thị trường phản ứng tiêu cực và điều chỉnh, theo quan điểm của room vẫn sẽ là cơ hội cho nhà đầu tư, thậm chí đối với các nhóm ngành gây nhiều nỗi sợ hãi như dệt may, da giày, thủy sản, vì năng lực sản xuất ở một số nhóm vẫn có sự vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh và tương quan thuế khác nhau vẫn có thể hình thành lợi thế khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ!
Phạm Đình Khoa - 9h00 03/07/2025
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét