Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

Nhận định thị trường 25/11/2019: Đừng bi quan, những gì đáng kỳ vọng còn ở phía trước!


Trong giai đoạn nửa đầu tháng 11/2019, khi thị trường đã trải qua một tháng giao dịch tích cực trước đó và chinh phục vùng kháng cự 1000 một cách mạnh mẽ chúng tôi đã có ít nhất một lần cảnh báo nhà đầu tư khi thị trường tiệm cận vùng 1030-1040 với hành động hạ tỉ trọng đối với nhóm của phiếu bluechips nhằm bảo toàn lợi nhuận cũng như giúp nhà đầu tư chủ động trong việc cơ cấu danh mục khi kỳ báo cáo tài chính QIII trôi qua.

TTCK Việt Nam: Cơ hội sẽ xuất hiện ở những nhóm chỉ số mới như Diamond Index...
 
Chúng tôi đã cho rằng “sau khi bức phá, sự tích lũy là cần thiết”, tuy nhiên, một yếu tố cộng hưởng mà chúng tôi đã bỏ sót và phần nào bị bất ngờ là một số nhiễu động lớn hơn dự kiến đến từ việc các chỉ số mới như Vietnam Diamond Index, Vietnam Leading Financial IndexVietnam Financial Select Sector Index đi vào hoạt động từ ngày 18/11 cũng như hoạt động bán ra của khối tự doanh của các công ty chứng khoán trong ngày đáo hạn hợp đồng tương lai phái sinh. Điều này, chúng tôi cho rằng thể hiện quá trình cơ cấu nhằm đón đầu của các quỹ tư doanh để phục vụ cho các rổ chỉ số trong tương lai. Yếu tố trên còn được cộng hưởng bởi tâm lý hoảng loạn, bi quan ở một bộ phận nhà đầu tư khi nhóm cổ phiếu trụ ở VN30 bị bán tháo.


Tuy nhiên, khác với tâm lý bi quan xuất hiện trên thị trường, chúng tôi cho rằng, "nhịp điều chỉnh hiện tại mở ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư", nhất là những nhà đầu tư đã tỏ ra thận trọng và chủ động trước đó, trong khi đó, với những nhà đầu tư “chậm chân” hơn cũng không cần phải quá bi quan khi "nhịp chỉnh chỉ mang tính chất ngắn hạn" bởi một số nguyên nhân như đã đề cập ở trên.

Ngoài điều kiện thuận lợi khi thị trường được chiết khấu tương đối trong bối cảnh vĩ mô vẫn duy trì ổn định, việc một số cổ phiếu lọt rổ cũng sẽ thu hút tương đối dòng tiền từ các quỹ mô phỏng chỉ số “tracking index” khi xuất hiện nhiều rổ hàng hóa hơn có các quỹ này. Cụ thể một số cổ phiếu có thể hút được dòng tiền tích cực mà cá nhân chúng tôi cũng đánh giá cao có thể kể đến những cổ phiếu thuộc nhóm tài chính ngân hàng, các cổ phiếu “kín room”, các cổ phiếu có chỉ số hoạt động tích cực theo tiêu chí của các bộ chỉ số VN-Diamond, VNFIN-Select, VNFIN-Lead như: VCB, BID, MBB, CTG, PNJ, MWG,…

Về mặt kỹ thuật:

Trên khung đồ thị nến ngày của VNINDEX, chúng tôi không thấy có quá nhiều rủi ro khi hệ thống MA đã được thiết lập khá chặt chẽ. Đà rơi được co hẹp sau khi giá về biên dưới của dãi Bollinger band và nền hỗ trợ được thiết lập bởi vùng MA200. Sau bốn phiên giảm liên tục, chúng tôi nhận thấy lượng cầu xuất hiện ở vùng giá trên khá tốt và đưa thị trường lên trên vùng giá trung bình trong phiên. Các cổ phiếu thành phần, đặc biệt là các cổ phiếu có vốn hóa lớn tác động trực tiếp lên chỉ sổ đều có mức giá đóng cửa tích cực, duy trì cao hơn mức giá trung bình trong phiên.


Chúng tôi đánh giá khá cao triển vọng hồi phục của thị trường khi quan sát các cổ phiếu thành phần cũng như các chỉ báo khác của VNINDEX. Có thể thấy diễn biến vừa qua nhiều khả năng là “nhịp phân phối giả” khi các chỉ báo như Bollinger band có biên khá rộng và tín hiệu mở bán phần nào thiếu tin cậy, các chỉ báo RSI đều bước vào vùng quá bán trong khi cường độ dòng tiền trung bình 20 phiên vẫn duy trì ở mức cao trên trung bình. 

 
Ở VN30 và hợp đồng phái sinh đáo hạn tháng 12 VN30F1912, chúng tôi nhận thấy tín hiệu tương tự ở khung thời gian ngắn hơn mà chúng tôi đánh giá khá cao xác suất của nhịp hồi phục kiểm nghiệm lại vùng 920+.

Kết luận:

Chúng tôi duy trì quan điểm nhịp điều chỉnh vừa qua là cần thiết và không có quá nhiều rủi ro, trong khi đó mở ra nhiều cơ hội đầu tư hơn cho nhà đầu tư. Các cổ phiếu trong nhóm VN30 nên được cân nhắc cùng với các cổ phiếu thuộc các rổ chỉ số mới. Ưu tiên tỉ trọng cao cho các cổ phiếu có dòng tiền và yếu tố cơ bản tích cực đã được chiết khấu mạnh thời gian qua. 

Nhận định bởi:
Phạm Đình Khoa - Nhân viên chăm sóc khách hàng cá nhân cao cấp MBS - CN.HCM
Số điện thoại/zalo: 0909 821 301
email: khoa.phamdinh@mbs.com.vn


Thứ Hai, 18 tháng 11, 2019

Cập nhật GVR, Lợi nhuận QIV kỳ vọng đạt 1.700 tỷ đồng



Trong giai đoạn đầu tháng 08/2019, chúng tôi đã có dịp khuyến nghị chốt lời ngắn hạn đối với GVR sau giai đoạn nắm giữ từ vùng giá 13.x lên vùng giá 15.x. Ở giữa cuối tháng 08, GVR bắt đầu nhịp chỉnh và tích lũy trở lại quanh vùng giá 13.x, dẫu vậy, nhiều nhà đầu tư không là khách hàng trực tiếp của broker cũng tỏ ra sốt ruột khi đã bỏ lỡ cơ thực hiện hóa lợi nhuận. Tuy vậy, broker xin được phép nhắc lại, GVR đủ cơ bản để nhà đầu tư duy trì nắm giữ và kỳ vọng ở mục tiêu cao hơn.

Giá tại thời điểm đưa ra khuyến nghị (đã điều chỉnh do chia cổ tức)
TB nắm giữ
Giá kỳ vọng
Khuyến nghị
(19/11/2019)
13.550 (20/06/2019)
13.700 (19/11/2019)
13.x
16.xxx (thấp)
24.982
(cao)
Vùng mua gia tăng tỉ trọng và mua mới 14.2-14.5

Cập nhật:

Định hướng tăng trưởng vốn hóa thị trường lên đến 100% GDP cho đến 2020 sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp vốn hóa lớn niêm yết tập trung tại các sàn chính thống như HOSE hoặc HNX. GVR là một cái tên nằm trong số đó, hiện tại xét về quy mô vốn hóa, GVR đã vượt mốc 55 nghìn tỷ và nếu chuyển sang sàn HOSE thì sẽ nằm trong top 15 vốn hóa.

GVR đã chính thức nộp hồ sơ chuyển sàn từ ngày 22/10/2019 và khi HOSE nhận hồ sơ thì sau 15 – 30 ngày làm việc, HOSE sẽ có kết quả chấp thuận việc niêm yết. Tính đến ngày hôm nay, thì đã 20 ngày làm việc, khả năng cao là chỉ vài ngày nữa, HOSE sẽ có phản hồi chính thức. Như vậy thì GVR sẽ chính thức giao dịch trên HOSE vào giữa tháng 12.

Lợi nhuận sau thuế hợp nhất của GVR trong quý 4 dự kiến đạt 1.700 tỷ đồng, trong đó, phần lớn lợi nhuận ghi nhận từ cổ tức bằng tiền từ các công ty con trong tập đoàn. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất của GVR đạt 1.215 tỷ, tăng trưởng 140% so với cùng kỳ.

** Ghi chú: Hiện tại, GVR đang ở vùng giá quan sát để đợi MUA và gia tăng tỉ trọng. Tuy nhiên, nguyên tắc đầu tư và giả ngân sẽ là một yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định hiệu quả đầu tư và phòng ngừa rủi ro. Để có được vùng mua tốt, an toàn và hiệu quả, nhà dầu tư có thể liên hệ broker theo thông tin bên dưới.



Nhận định bởi:
Phạm Đình Khoa - Nhân viên chăm sóc khách hàng cá nhân cao cấp MBS - CN.HCM
Số điện thoại/zalo: 0909 821 301
email: khoa.phamdinh@mbs.com.vn


Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2019

Cập nhật phân tích kỹ thuật Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR)


Sau quá trình khuyến nghị liên tục BSR kể từ vùng quan sát 10.900, trải qua giai đoạn điều chỉnh, tạo đáy và tích lũy đi lên, BSR đang hứa hẹn một xu hướng tích cực. Broker kỳ vọng BSR sẽ sớm hướng đến vùng giá kỳ vọng tương ứng 11.800 - 12.000 đồng/cổ phiếu.

Broker xin gửi đến quý nhà đầu tư một số cập nhật trên cơ sở phân tích kỹ thuật để nhà đầu tư tham khảo:

Trên khung đồ thị nến ngày: BSR sau giai đoạn tạo đáy ở vùng 8.700-9.700 đồng/cp đã bắt đầu tích lũy sidewayup trở lại mặt bằng giá tương ứng quanh 10.000 đồng/cp. Thanh khoản tại thời điểm nửa cuối tháng 08 chỉ giao động quanh 1.350.000 cp/phiên bắt đầu tăng lên mức hiện tại, nửa đầu tháng 11 là 3.080.000 cp/phiên.


Hầu hết các chỉ báo MACD và RSI đều đã tạo đáy. RSI trở về giao động ở mức bình quân của năm và ổ định ở miền trên 50.0. Chỉ báo MACD đã bắt đầu vượt lên 0 và co hẹp, trong kịch bản BSR có nhịp tăng mạnh vượt lên vùng kháng cự tương ứng 10.3-10.4 sẽ xuất hiện tín hiệu mua và hứa hẹn nhịp tăng giá ngắn hạn. Trong thời gian tới, BSR nhiều khả năng sẽ hướng đến vùng kháng cự kế tiếp tương ứng 10.800-11.000 (đây cũng là mức P/B lịch sử của BSR). Trong khi đó, rủi ro không quá lớn khi hệ thống MA tạo thành vùng hộ trợ chặt chẽ quanh 9.5-9.8.

Trên khung đồ thị nến tuần: BSR đã có nhiều tuần đi ngang và tích lũy chặt chẽ ngay bên dưới đường MA20 cũng như thanh khoản được cải thiện rõ nét trong 4 tuần gần đây. Kết thúc tuần 11/11-16/11 BSR đã bắt đầu vượt MA20 đưa tín hiệu RSI vượt qua khỏi vùng quá bán và MA-RSI bắt đầu tạo đáy. Trong các tuần tới broker cho rằng nhiều khả năng sẽ có một số nhịp rung lắc với biên độ hẹp tuy nhiên không quá đáng ngại, trong khi đó, nếu BSR bức phả mạnh khỏi vùng MA20 tương ứng 10.100 đồng/cp trong hai tuần tới, BSR sẽ sớm hướng đến kiểm nghiệm vùng 11.800-12.000 đồng/cp tương ứng biên trên của dãi bollingerband.

 
Khuyến nghị: Nhà đầu tư đang nắm giữ hoặc có ý định mua mới BSR duy trì nắm giữ và mua vào, dừng mua khi BSR vượt 10.300 đồng/cp.

Chi tiết hơn, nhà đầu tư có thể xem lại bài nhận định về BSR ở email đính kèm bên dưới hoặc xem lại tại blog Broker Phạm Đình Khoa hoặc Investing

Giá trị sổ sách
Giá tại thời điểm khuyến nghị
22/07/2019
Kỳ vọng
Khuyến nghị
BSR
10.283
(22/07) Quan sát: 10.900
(15/08) Mua:  9.700
(16/11) Dừng mua: 10.200

*Trung bình nắm giữ:
9.0-10.0
11.870
MUA
(dừng mua khi vượt 10.3)
Khuyến nghị dựa trên phương pháp so sánh tương quan giữa: tài sản doanh nghiệp, tiềm năng tăng giá dựa trên xu hướng và diễn biến của giá dầu và crack spread, điểm trũng lợi nhuận của doanh nghiệp và rủi ro: đến từ tiến độ dự án mở rộng nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất, các vấn đề tài chính liên quan; kết hợp với các yếu tố phân tích kỹ thuật…

Lưu ý: Điểm mua mang tính chất thời điểm cao đòi hỏi sự linh hoạt cũng như chủ động, do đó nhà đầu tư có thể liên hệ trực tiếp broker để lên kế hoạch giải ngân cụ thể tùy theo vị thế danh mục đang sẵn có để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2019

Nhận định thị trường 06/11/2019 - Sự tích lũy là cần thiết sau giai đoạn bức phá mạnh mẽ!


Trong lần nhận định thị trường gầnnhất ở giữa tháng 09/2019, một quan điểm trọng tâm được chúng tôi đưa ra trong bối cảnh thị trường gặp khó khăn khi chinh phục ngưỡng kháng cự 1000 là việc tận dụng toàn bộ các cơ hội khi thị trường, với nhiều sự ủng hộ sẽ sớm chinh phục ngưỡng tâm lý trong ngắn hạn và tạo lập một mặt bằng giá mới.

Nhiều nhà đầu tư tỏ ra khá bi quan khi nhận thấy có sự sụt giảm trong hoạt động sản xuất trong QIII của rất nhiều doanh nghiệp và thực tế, không chỉ Việt Nam, đà sụt giảm của hoạt động sản xuất toàn cầu đã kéo dài sang tháng thứ 06 liên tiếp và vào tháng Mười vừa qua, khi số lượng đơn hàng xuất khẩu mới đã ghi nhận chuỗi giảm dài nhất từ năm 2002. Việc này chúng tôi cho rằng có yếu tố cộng hưởng từ xung đột thương mại Mỹ - Trung cũng như hàng loạt các hàng rào thuế quan và phi thuế quan dựng lên trong quá trình này. Cũng bởi nguyên nhân trên, sự phục hồi cũng sẽ là tất yếu khi các áp lực từ “biến cố” trên được giải tỏa. 


Hai yếu tố được đưa ra theo dõi trong lần nhận định trước là Diễn biến xung đột thương mại Mỹ - Trung và các động thái nới lỏng tiền tệ của các định chế tài chính lớn thì cả hai yếu tố này đều đang ủng hộ cho nhà đầu tư trên thị trường tài chính ít nhất là trong ngắn hạn khi 1. Các doanh nghiệp được giải tỏa áp lực trong thương mại và sản xuất 2. Chi phí vốn được giảm khi các đợt giảm lãi suất cũng như điều chỉnh tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng nhằm cải thiện sức hấp thụ vốn của nền kinh tế.

Trong các rủi ro được đưa ra ở quan điểm trước, chúng tôi cũng nhắc đến rủi ro việc dòng “tiền rẻ” có thể dịch chuyển qua các tài sản phòng thủ thì điều này đã diễn biến theo chiều hướng ngược lại, một tín hiệu khá tốt. Vàng đã hạ nhiệt, Dollar Index bước vào chu kỳ giảm, trong khi đó trái phiếu mất dần sức hấp dẫn với lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng lên giúp dòng tiền quay trở lại với nhóm thị trường cận biên và mới nổi.

Với những nhận định trên, chúng tôi đã chọn dòng Ngân hàng , là nhóm chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu Index để nhà đầu tư tận dụng tích lũy trước khi thị trường bước vào nhịp tăng giá vào cuối tháng 10 khi vừa là nhân tố nằm trong tầm mắt của những nhóm quỹ “mô phỏng chỉ số” cũng như có yếu tố hỗ trợ từ vĩ mô cũng như từ mùa BCTC QIII. Tuy vậy việc tăng giá của nhóm này cũng đã thúc đẩy chỉ số tiến sát vùng giá chúng tôi kỳ vọng tương ứng 1020-1030, do đó khi mọi thứ đã dần đắt đỏ, chúng tôi xin đưa ra một số những cảnh bảo đầu tiên khi một lần nữa lặp lại rằng vùng 1020-1030 là vùng hạ tỷ trọng hợp lý khi 1. Nhóm ngân hàng đã có dấu hiệu chững lại sau giai đoạn tăng nóng và 2. Định giá của VNINDEX bắt đầu vào vùng giá hợp lý tương ứng với mức tăng bình quân 15% kể từ phiên mở cửa 2019 trong khi đó, những động thái mới trong hoạch định vĩ mô cần thêm thời gian để phát huy hiệu quả cũng như các doanh nghiệp ngoài khối tài chính – ngân hàng sẽ có độ trễ lớn trước khi hồi phục sau giai đoạn đình trệ trước đó.

Khuyến nghị: Dù chưa có dấu hiệu của việc thị trường phân phối nhưng chúng tôi xin phép đưa ra quan điểm thận trọng. Việc hạ tỉ trọng ở những cổ phiếu bluchips khi thị trường hưng phấn sẽ bảo toàn được phần nào lợi nhuận cũng như giúp nhà đầu tư chủ động hơn trong giai đoạn sắp tới khi bước vào vùng trũng thông tin sau khi dư địa từ kỳ BCTC QIII trôi qua cũng như chủ động được sức mua để có thể xem xét những cổ phiếu còn lại với cơ bản tốt và “ít nóng” hơn. 

Về mặt kỹ thuật:

Sau khi ngưỡng 1000 được chinh phục với dòng tiền được thúc đẩy mạnh mẹ trên cơ sở yếu tố vĩ mô và thông tin hỗ trợ khá tốt. Chúng ta đã chứng kiến 02 tuần tăng đầy hứng khởi của thị trường, tuy vậy có thể nhận thấy đà tăng đã bắt đầu chững lại. Chúng tôi cho rằng, cần nhiều động lực hơn để thị trường có thể tiến xa hơn và giai đoạn tích lũy tạo sự lan tỏa là cần thiết nhất là khi thị trường bắt đầu tiệm cận vùng kháng cự 1030-1040. 


Trong giai đoạn hiện tại, sự dịch chuyển dòng tiền giữa các nhóm trụ để tạo lập mặt bằng giá mới cho Index cũng sẽ gây một số rung lắc tương đối khó chịu, tuy nhiên là không quá đáng ngại vì xu hướng tích cực đã được thiết lập trước đó. Việc này cũng mở ra một số cơ hội để một số nhà đầu tư nhạy cảm tận dụng nhằm tích lũy một số bluchips triển vọng chưa tham gia vào quá trình dẫn dắt chỉ số - mà trên quan điểm kỹ thuật, chúng tôi đánh giá khá cao dòng cổ phiếu dầu khí sau khi dòng ngân hàng hoàn thành vai trò của mình.


---------

Nhận định bởi:
Phạm Đình Khoa - Nhân viên chăm sóc khách hàng cá nhân cao cấp MBS - CN.HCM
Số điện thoại/zalo: 0909 821 301
email: khoa.phamdinh@mbs.com.vn