Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2020

Trung Quốc đang chiến thắng thương chiến với Trump

Theo Jim McCormick của NatWest Markets, thặng dư thương mại của Trung quốc với Mỹ đã tăng gần 25% kể từ khi Trump lên cầm quyền, lên tới trên 300 tỷ USD bình quân năm. Trong khi đó, còn rất lâu Trung quốc mới đạt được chỉ tiêu tăng nhập khẩu từ Mỹ theo cam kết trong Phase 1 của đàm phán giữa Mỹ và TQ nhằm chấm dứt xung đột thương mại - vốn được coi là tín hiệu cho thấy thành tích của TT Trump trong cuộc đối đầu thuế quan.

relates to Bloomberg New Economy: China is Winning the Trade War With Trump

Sau 4 năm nỗ lực bền bỉ cản phá Trung quốc, chiến dịch của tổng thống Trump đã đạt tới đỉnh cao mới (hoặc lao vào vực sâu mới) hôm thứ 6 vừa qua khi ông tìm cách cấm không cho người dùng tải xuống WeChat, ứng dụng nhắn tin và thanh toán, và TikTok, ứng dụng chia sẻ video rất thông dụng của Trung quốc.

Tuy nhiên, thế giới đã có bảng tổng kết cuối cùng. Xét trên hầu hết mọi chỉ số quan trọng, Trung quốc đang dẫn đầu cuộc chiến. Trên mọi mặt trận, dường như TT Trump đã gặp phải một đối thủ mạnh hơn, thông minh hơn trong suốt cuộc chiến thương mại toàn cầu mà Trump đã khơi mào không lâu sau khi lên nắm quyền.

Trước hết, về cán cân thương mại, chỉ số dường như được TT Trump coi là quan trọng nhất để đánh giá mức độ thành công của nỗ lực buộc Trung quốc phải tuân thủ theo luật chơi thương mại toàn cầu.

Theo Jim McCormick của NatWest Markets, thặng dư thương mại của Trung quốc với Mỹ đã tăng gần 25% kể từ khi Trump lên cầm quyền, lên tới trên 300 tỷ USD bình quân năm. Trong khi đó, còn rất lâu Trung quốc mới đạt được chỉ tiêu tăng nhập khẩu từ Mỹ theo cam kết trong Phase 1 của đàm phán giữa Mỹ và TQ nhằm chấm dứt xung đột thương mại - vốn được coi là tín hiệu cho thấy thành tích của TT Trump trong cuộc đối đầu thuế quan.

Hãy nhìn vào mức tăng trưởng GDP mạnh trở lại của Trung quốc, kết quả của các giải pháp hiệu quả chống đại dịch Covid vốn bắt nguồn từ chính nước này. Theo McCormick, Trung quốc là nước duy nhất trong số 48 nước đầu bảng có mức tăng trưởng GDP quí 2 năm 2020 cao hơn cuối năm 2019. Tại Mỹ, quốc gia yếu kém nhất trong phòng chống dịch Covid (nếu tính theo số ca nhiễm bệnh và tử vong), kinh tế suy giảm - 9,5% trong quí 2, và nếu tính cho cả năm sẽ tương đương suy giảm -32,9%, mức suy giảm lớn nhất tại Mỹ kể từ những năm 1940s.

Đồng nhân dân tệ cũng đang đà thắng lợi, liên tục tăng giá trong 8 tuần liên tục, dài nhất kể từ tháng 2/2018. Các quĩ đầu tư trái phiếu đang tiếp tục đổ tiền vào Trung quốc, nơi duy nhất còn cho sinh lợi. Trong khi đó đồng Đô la tiếp tục xuống giá.

Đằng sau những con số chạy tít như trên là những xu hướng sản xuất quan trọng hơn, và những xu hướng này cũng đang có lợi thế nghiêng về Trung quốc, giúp nước này chiếm được thị phần toàn cầu sau thời kỳ giãn cách đại dịch. Trung quốc đã cung cấp ngày càng nhiều các loại thiết bị máy móc tinh xảo vốn là độc quyền của các tập đoàn Tây Đức trước đây, ví dụ như thiết bị khoan đường hầm cao cấp, van và bơm thủy lực sử dụng trong tuốc bin gió ... Theo Ulrich Ackermann, giám đốc phụ trách ngoại thương của Hiệp hội Mechanical Engineering Industry của Đức VMDA, "chỉ là vấn đề thời gian để các công ty Trung quốc trở thành số 1".

Đòn tấn công WeChat và TikTok của Trump cũng không phải hữu hiệu. Có nhiều phương cách hiệu quả hơn để phòng trừ các rủi ro an ninh quốc gia mà các các công ty Trung quốc có thể gây ra nếu tiếp cận được các dữ liệu cá nhân trên đất Mỹ. Trong mọi tình huống, cấm cửa các công ty Trung quốc chỉ làm chậm lại, chứ không làm chệch hướng các nỗ lực thống trị nền kinh tế toàn cầu của Trung quốc trong thế kỷ 21

Hãy nhìn vào cuộc đua sản xuất pin (batteries) toàn cầu, 1 sản phẩm quan trọng đối với tương lại các ngành giao thông, quốc phòng và nhiều ngành CN khác. Đến năm 2025, các nhà máy sản xuất pin của Trung quốc có thể đạt công suất tối đa tương ứng với 1,1 terawatt giờ (1 năm) gần gấp đôi công suất còn lại của toàn thế giới. Nhà trắng đã làm gì trong cuộc đua đó? Cho tới nay là trì trệ đứng yên, theo Cathy Zoi, CEO của EVgo, và là trợ lý bộ trưởng bộ Năng lượng dưới thời tổng thống Obama.

Kết quả tổng hợp của các nỗ lực của TT Trump nhằm chia tách 2 nền kinh tế Mỹ và Trung quốc là đẩy Trung quốc đi mạnh hơn theo hướng tự lực (self sufficiency), 1 chiến lược đã được phát triển mạnh hơn trong kế hoạch 5 năm mà Trung quốc sẽ phê chuẩn tại kỳ họp Trung ương đảng CS tháng tới.

Đường hướng kinh tế mới này được chính thức hóa bằng thuật ngữ " lưu thông kép - dual cirrculation" ám chỉ tới các thế mạnh nội lực và ngoại lực của nền kinh tế Trung quốc. Nói ngắn gọn: "thuật ngữ này đánh dấu trọng tâm giảm phụ thuộc vào nhập khẩu, đặc biệt là các loại thiết bị sản xuất và đầu vào cao cấp". Theo chuyên gia kinh tế Alicia Garcia-Herrero, "lưu thông kép chính là tên gọi khác của thay thế nhập khẩu"!.

Một nước Mỹ của Joe Biden, cũng giống như nước Mỹ của Trump, sẽ định đối đầu với 1 Trung quốc đang quyết chí nhắm tới vị thế thống trị toàn cầu các ngành sản xuất của thế kỷ 21, bằng chủ nghĩa trọng thương (mercantilism) kiểu cũ bên cạnh những chính sách thương mại thụt lùi khác! Thế thì làm sao mà làm tốt hơn được?

Robert Zoellick, nguyên đại diện thương mại Mỹ và từng là chủ tịch Ngân hàng Thế giới (đồng thời cũng là thành viên hội đồng tư vấn Diễn đàn Kinh tế Mới Bloomberg (Bloomberg New Economy Forum advisory board), đã có lời khuyên như sau cho cựu phó Tổng thống Mỹ nếu ông thắng cử vào tháng 11 năm nay: chính sách đối ngoại nên bắt đầu từ chính ngay tại gia (right at home)!

Tập trung vào các vấn đề trong nước như y tế cộng đồng, nhập cư, tăng trưởng kinh tế bao trùm (inclusive) sẽ chứng minh được vai trò lãnh đạo của nước Mỹ và hấp dẫn các đồng minh, ông Zoellick đã viết vậy trên tạp chí Foreign Affairs.

"Từ cơ sở hợp tác mới này, Mỹ và các đối tác của mình sẽ có vị thế tốt hơn để giải quyết 2 thách thức tối quan trọng: tương lai của xã hội tự do và cạnh tranh với Trung quốc" (Robert Zoellick).
 
Tácc giả: Andrew Browne
Bloomberg ngày 19.9. 2020: Bloomberg New Economy: China is Winning the Trade War With Trump
Người dịch: Trần Vũ Hoài
 

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2020

NHẬN ĐỊNH CỔ PHIẾU NDN - Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng

Khởi đầu là một doanh nghiệp nhà nước, thành lập năm 1992 hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, đầu tư bất động sản chủ yếu tại thành phố Đà Nẵng.
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng

Giá hiện tại

Thời điểm

Khuyến nghị

Giá kỳ vọng

NDN

15.800

13/09/2020

BUY+HOLD

 

Mục tiêu thấp: 19.000

Mục tiêu cao: 21.390

 

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: 

Ở kỳ công bố BCTC QII và lũy kế 6 tháng đầu năm 2020: quý 2 doanh thu thuần đạt 213,5 tỷ đồng cao gấp 10,6 lần cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận gộp đạt 73,3 tỷ đồng tăng cao so với con số gần 4 tỷ đồng của quý 2/2019.

Bước đầu ghi nhận doanh thu chuyển nhượng căn hộ dự án Monarchy B: kết quả NDN lãi ròng gần 77 tỷ đồng cao gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái. 

Dư địa doanh thu & lợi nhuận: Ở khoản mục người mua trả tiền trước, NDN ghi nhận 1.353 tỷ đồng từ phức hợp Monarchy – Block B. Việc hoàn thiện và bàn giao dự án sẽ giúp NDN ghi nhận phần doanh thu còn lại từ dự án Monarchy trên. Trong tương lai, NDN dự kiến khởi công Dự án Paracel tổng mức đầu tư 450 tỷ đồng dự kiến vào QIV/2020. Về dài hạn, sẽ cần theo dõi yếu tố này vì ngoài Paracel ra, NDN không công bố thêm dự án nào “gối đầu” và có thể sẽ mất động lực tăng trưởng.

Dự án nhà máy nước Ngọc Hồi có công suất lên tới 5.000m3/ngày đêm, tuy vậy hiện tại vẫn chưa đạt như kỳ vọng. NDN đang tập trung chiến lượng marketing để nhà máy nước Ngọc Hồi đạt công suất 3.000m3/ngày đêm. 

Công ty có tài chính lành mạnh: Tài sản lưu động ngắn hạn chiếm 92,4% tổng tài sản. Các khoản tiền nhàn rỗi đột biến trong năm 2018 đến nay được sử dụng đầu tư tiền gửi tiết kiệm. Nói cách khác, giá trị tiền mặt/cổ phiếu đã tương ứng 19.326 đồng/cổ phiếu.

Về hoạt động đầu tư kinh doanh chứng khoán: Nhiều bên cho rằng, NDN có rủi ro khi ban lãnh đạo có lịch sử sử dụng tiền công ty đầu tư chứng khoán khi không có chuyên môn đầu tư lĩnh vực này. Thực tế khoản đầu tư chứng khoán của công ty chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tài sản và không có dấu hiệu gia tăng qua các năm. Việc phát hành tăng vốn cũng đảm bảo phù hợp kèm theo tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cũng như đảm bảo được mức cổ tức đều đặn. Trong bối cảnh QI/2020 thậm chí khoản mục trên chỉ lỗ 13.6% trong bối cảnh COVID-19, trong khi thị trường mất hơn 30% vốn hóa. Sang QII NDN đã cực kỳ thận trọng khi chuyển khoản mục trên để phân bổ vào nguồn tiền gửi ngắn hạn.

Rủi ro:

Các dự án trong các năm tới chỉ còn lại Paracel và do đó NDN sẽ phải sớm tìm thêm dự án gối đầu như đã đề cập ở trên. Do mang tính địa phương việc này sẽ có phần khó khăn hơn đối với NDN nhất là trong bối cảnh chính phủ chủ trương siết chặt quỹ đất công.

Việc thay đổi theo hướng giảm tín dụng cho ngành BĐS có thể ảnh hưởng đến ngành BĐS nói chung và NDN nói riêng.

Giai đoạn đầu của dự án Paracel có thể ảnh hưởng đến mức tiền mặt của NDN. Với giả định doanh thu chưa thực hiện của Monaechy chưa kịp ghi nhận trước khi khởi động Paracel  giá trị tiền mặt/cổ phiếu vẫn sẽ ở mức cao 12.104 đồng/cp và chỉ duy trì trong ngắn hạn dưới 1 năm.

Định giá và khuyến nghị:

Trên cơ sở thận trọng chúng tôi vẫn cho rằng, NDN hiện tại 15.xxx vẫn đang đang khá an toàn cho thời gian nắm giữ ngắn hạn 1-2 năm tới xét trên giá trị hợp lý của vốn CSH hiện tại cũng như dòng tiền tương lai từ dự án Mornachy B sau khi ghi nhận doanh thu hoàn toàn và mức giá “hời” trong dài hạn là từ 12.100 đồng/cp.

Kết hợp các phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền (tỷ trọng 10%), giá trị tài sản ròng cũng như so sánh với các mức P/E và P/B bình quân lịch sử, chúng tôi cho rằng, mức giá hợp lý của NDN rơi vào khoãng: 19.000-21.390 đồng/cp trong khi duy trì theo dõi hoạt động mở rộng quỹ đất và phát triển dự án mới của doanh nghiệp.

Với những yếu tố trên, chúng tôi xin phép đưa ra khuyến nghị MUA + NẮM GIỮ đối với cổ phiếu NDN.


Nhận định bởi:
Phạm Đình Khoa - Nhân viên chăm sóc khách hàng cá nhân cao cấp MBS - CN.HCM
Số điện thoại/zalo: 0909 821 301
email: khoa.phamdinh@mbs.com.vn

Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2020

Một số nhận định về PVB - Upside không thực sự quá lớn nhưng an toàn cho nhà đầu tư ngại rủi ro

Hoạt động kinh doanh của PVB:

Doanh thu vừa qua được cải thiện nhờ vào dự án Nam Côn Sơn (GĐ2), dự án Sao Vàng – Đại Nguyệt và một số dự án sơn chống ăn mòn cho khách hàng ngoài ngành như Nippon Steel, CSWind, Vietnam Engnery...

Các dự án duy trì việc làm trong 6 tháng cuối năm: bọc bảo ôn đường ống công nghệ và bồn bể; Rubber Lining chống ăn mòn cho đường ống hóa chất, gia công bồn bể/kết cấu thép…

Các dự án là động lực chính trong dài hạn: dự án đường ống Lô B – ÔMôn dài 292 km với đường kính 28 inch và dự án đường ống Cá Voi Xanh dài 100 km, đường kính 32 – 36 inch…

PVB đặt ra kế hoạch lợi nhuận khá khiêm tốn chỉ với 48,6 tỷ đồng, sau 2 Quý, PVB đã thực hiện vượt 79% kế hoạch lãi cả năm với doanh thu đến từ cả 3 hoạt động bọc ống, lắp đặt dây chuyền sơn ống, thương mại – dịch vụ. Đến cuối QII, EPS PVB đã đạt được tương ứng 4.027 đồng/cp khi năm 2020 còn chưa kết thúc. Tuy vậy 6 tháng cuối năm dư địa tăng trưởng tiếp tục lại không quá cao.

Mức cổ tức/ thị giá khá hấp dẫn tương ứng với 11.05/%/năm (tại thời điểm định giá 18.x). (PVB dự kiến chia cổ tức 2020 10% bằng tiền và 24/09/2020 thực hiện chia cổ tức 2019).

Rủi ro:

Các dự án lớn sắp tới chỉ được triển khai giai đoạn nửa sau năm 2021. PVB có thể đối mặt việc thiếu việc làm trong giai đoạn cuối 2020 và đầu 2021. Nhìn chung PVB phụ thuộc khá lớn vào tiến độ triển khai các dự án.

Việc giá dầu biến động có thể tác động đến tốc độ triển khai các dự án.

Vật tư chính phụ thuộc vào việc nhập khẩu do đó PVB phần nào thiếu chủ động khi đầu vào thay đổi và tỷ giá biến động.

Định giá:

Do hoạt động kinh doanh mang tính mùa vụ và phụ thuộc vào tiến độ dự án. Chúng tôi thực hiện định giá PVB trên cơ sở P/B và P/E (tỷ trọng 30%) với mức giả định LNST năm 2020 đạt 93 tỷ đồng, mức P/E kỳ vọng tương ứng 7,2 lần (mức cẩn trọng so với P/E toàn ngành Thiết bị dịch vụ dầu khí là 15.3 lần và trung vị là 14.86 lần). Mức giá hợp lý của PVB rơi vào khoãng 20.002-22.002 đồng/cổ phiếu cho năm 2020. Hiện tại, upside không còn quá lớn, tuy vậy với những tiềm năng sau giai đoạn "ế" từ đây đến giữa năm 2021 cũng như kỳ vọng từ sự phục hồi của ngành dầu khí trong khi vẫn đảm bảo được yếu tố an toàn khi là doanh nghiệp kỹ thuật - dịch vụ không trực tiếp khai thác thì PVB là một cổ phiếu rất đáng cân nhắc. 

 

Nhận định bởi:
Phạm Đình Khoa - Nhân viên chăm sóc khách hàng cá nhân cao cấp MBS - CN.HCM
Số điện thoại/zalo: 0909 821 301
email: khoa.phamdinh@mbs.com.vn