Thứ Ba, 8 tháng 4, 2025

Warren Buffett và ý tưởng hạn chế thâm hụt thương mại từ... chip Poker

Chúng ta đều biết rằng Buffet là một tay chơi Poker lão luyện và ông từng đề xuất một phương án hạn chế thâm hụt thương mại vào năm 2003 bằng một cơ chế tương tự những con chip casino.

Cung cấp sòng bạc 10g Chip poker gốm Pokerstar Ept tùy chỉnh - Trung Quốc  Chip poker y Bộ chip Poker giá

Casino sẽ phát hành những con chip, người chơi sẽ dùng tiền quy đổi và thực hiện đặt cược bằng chip này trong các ván bài. Ở đây, đặt cược bằng chip sẽ giúp nhà cái kiểm soát dòng tiền và nắm bắt chính xác có bao nhiêu tiền đã vào bàn chơi, ngăn chặn hành vi gian lận như lén đưa thêm tiền vào bàn chơi. Điều này tương tự như cách các chính phủ đưa thêm tiền vào lưu thông qua phá giá tiền tệ. Trên ý tưởng đó, Buffet đề xuất một cơ chế sử dụng giấy chứng nhận nhập khẩu (Import certificates) như... chip Poker.

Theo đó Buffet đề xuất cơ chế như sau: Khi nhà xuất khẩu Exporters xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, họ sẽ đồng thời tạo ra chứng nhận nhập khẩu Import Certificate (IC), họ sau đó có thể bán IC này trên thị trường để quy đổi thành thu nhập.

Còn đối với nhà nhập khẩu Importers sẽ cần mua IC từ thị trường do nhà xuất khẩu phát hành và số IC mà họ có sẽ quyết định giá trị hàng hóa mà họ có thể nhập. Và thị trường, sẽ là nơi mà IC được giao dịch, giá cả sẽ do cung cầu quyết định. Điều này dẫn đến tổng IC nhập khẩu không thể vượt quá tổng IC xuất khẩu. Quá trình này không có sự can thiệp của chính phủ mà sẽ do thị trường quyết định hoàn toàn dựa trên cung cầu.

Đề xuất này của Buffet là một dạng hạn ngạch nhập khẩu “Import quota” nhưng có tính linh hoạt hơn khi hạn ngạch được doanh nghiệp xuất khẩu cung cấp và hạn mức nhập khẩu được quyết định bởi hạn ngạch xuất khẩu khi nhà nhập khẩu phải sở hữu IC để nhập khẩu hàng hóa. Tính linh hoạt này đến từ cơ chế phi chính phủ của nó và chỉ có người mua và người bán quyết định. Nhưng nó vẫn mang tính bảo hộ thương mại (trade protection) và trợ cấp xuất khẩu (subsidize export).

Ý tưởng của Buffet khó có thể triển khai vì chỉ giải quyết vấn đề cân bằng kỹ thuật trong khi về bản chất, năng lực sản xuất và tiêu thụ của một Quốc gia là khó có khả năng cân bằng 1:1. Thực tế, thâm hụt thương mại đến từ việc Quốc gia tiêu dùng nhiều hơn những gì nó có thể sản xuất. Điều này dẫn đến chi phí nhập khẩu sẽ bị đội lên cao, hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên đắt đỏ hơn do giá IC cao, một dạng hàng rào cản thương mại dù không có sự can thiệp của thuế.

Trong khi đó, với năng lực sản xuất vượt trội, một Quốc gia sẽ dễ dàng kiếm được nhiều IC hơn, nhiều tiền bạc và lợi nhuận hơn và dễ dàng chi phối thị trường IC. Người thắng bài Exporters sẽ sở hữu nhiều chip và tạo ra lợi thế đáng kể với người thua Import Certificate. Nếu một quốc gia có năng lực xuất khẩu quá kém họ không đủ IC để nhập nguyên vật liệu hoặc linh kiện sản xuất, IC thấp sẽ khiến họ gặp khó khăn vì không đủ quyền nhập khẩu và tham gia cuộc chơi và đây là lúc vấn đề nợ công và thâm hụt thương mại quay trở lại.

Tại Hoa Kỳ, ý tưởng này lần đầu tiên được đưa ra theo luật trong Đạo luật khôi phục thương mại cân bằng năm 2006. Dự luật được đề xuất này được bảo trợ bởi Thượng nghị sĩ Byron Dorgan (ND) và Russell Feingold (WI), hai đảng viên Dân chủ tại Thượng viện Hoa Kỳ. Nhưng cuối cùng, không có bất cứ hành động nào nhằm triển khai dự luật này.

#BrandyKhoa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét