Thứ Hai, 5 tháng 8, 2019

Mỹ muốn đánh cờ vua, Trung Quốc muốn đánh cờ vây!

CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI?


"Mỹ muốn đánh cờ vua, Trung Quốc muốn đánh cờ vây."

Tôi luôn tránh dùng từ chiến tranh “war” trong xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc trên vấn đề thương mại. Nó không toàn diện, không tập trung và quy mô chưa đủ lớn để gọi là chiến tranh.

Ngày 5/5 Tổng thống Trump tuyên bố sẽ đánh thuế 25% với 200 tỷ USD hàng hoá Trung Quốc kể từ 0 giờ ngày 10/5 nếu hai bên không đạt được một thoả thuận thương mại. Ngày 8/5 đoàn đàm phán cấp cao Trung Quốc do Phó Thủ tướng Lưu Hạc dẫn đầu đã sang Washington. Nhưng khả năng hai bên sẽ không đi đến một thoả thuận thương mại lịch sử là rất lớn và nguyên nhân được cho rằng bắt đầu từ thay đổi trong chính sách của Chủ tịch Tập Cận Bình. Vậy, điều gì đang diễn ra?

1. Truyền thông đang thể hiện sự áp đảo từ Mỹ trong “cuộc chiến” này?

Tôi cho rằng, truyền thông đang bị chi phối bởi truyền thông của chính quyền tổng thống Trump. Chúng ta nhận thấy rằng, Trump luôn tuyên bố mình thắng cuộc dù kết quả không mang lại lợi ích gì cho Mỹ. Ví dụ như việc Trump cho rằng Mỹ ép Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán là một chiến thắng bỏ qua việc thâm hụt thương mại trong suốt cuộc chiến không ngừng tăng lên. Tổng thống Trump làm điều mà chưa tổng thống nào làm vì ông thiếu kinh nghiệm chính trị, ông chỉ nhìn đơn thuần rằng, Mỹ đang chịu sự bất công về thương mại mà không biết rằng, chính Mỹ đưa mình vào tình thế đó.

Tại sao lại như vậy? Việc này đơn giản, thương mại bất công xảy ra khi năng lực sản xuất của Quốc gia nào đó vượt trội hơn quốc gia khác. Tại sao những đời tổng thống trước Trump không phát động những xung đột thương mại trên? Vì Mỹ tự tin rằng, năng lực sản xuất của mình là vượt trội và hàng hóa có thể chiếm lĩnh ở những thị trường có năng lực sản xuất kém hơn. Tuy nhiên, Trung Quốc đã thể hiện mình là một quốc gia có năng lực sản xuất không kém cạnh, công nghệ không ngừng phát triển và thị trường nội địa là một lợi thế vô cùng to lớn. Trong thời gian ngắn, Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng vượt cả Mỹ và đe dọa ngôi vị dẫn đầu của Mỹ. Trump phải làm gì?

Vâng, ông kiềm hãm tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc bằng những can thiệp vào thương mại, phá bỏ những luật lệ vào rào cản mà trước đây Mỹ từng áp đặt cho những nước khác từ đó rời bỏ những hiệp định thương mại nếu như trước đây có lợi cho Mỹ thì giờ đây do sự suy yếu trong năng lực sản xuất, họ không còn có lợi gì nữa và dần bị chèn ép. Vậy thì chúng ta phải nhìn nhận khách quan rằng, sự vươn lên của những nền kinh tế như Trung Quốc và sự suy yếu của Mỹ là tất yếu, những nỗ lực áp thuế để cản trở Trung Quốc chỉ mang ý nghĩa rất ngắn hạn và kéo dài phần nào vị trí dẫn đầu của Mỹ giờ đang bị lung lay nghiêm trọng.

Liệu Trump có chiến thắng thực sự nào không?

Có, nhưng không mang nhiều ý nghĩa. Nếu như việc đàm phán Lighthizer buộc Trung Quốc phải thông báo cho Mỹ trước về chính sách tiền tệ và tỷ giá nếu tiến hành được coi là một thắng lợi thì thắng lợi này chỉ mang lại một lợi thế nho nhỏ rằng Mỹ sẽ biết trước nếu Trung Quốc thực hiện phá giá tiền tệ để đưa ra những nước cờ tiếp theo nhưng nó không thể ngăn cản được rủi ro Trung Quốc phá giá tiền tệ. Giống như việc bạn có thể biết tổng thống Trump sắp làm gì bằng cách follow ông trên tweeter nhưng không thể ngăn cản ông áp thuế Trung Quốc nếu ông muốn.

2. Những điều Mỹ muốn sẽ không thể được đáp ứng!

Chúng ta sẽ thấy nhiều vấn đề Mỹ mong muốn bao gồm vấn đề: chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ, an ninh mạng, trợ giá doanh nghiệp nhà nước. Nhưng trong đó quan trọng nhất là các hàng rào thuế quan và phi thuế quan mà các công ty Mỹ phải đối diện ở Trung Quốc.
Rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với mặt hàng chế tạo, hàng nông sản và dịch vụ của Mỹ tại thị trường Trung Quốc. Ở lĩnh vực này, Mỹ vẫn đang vượt trội và Trung Quốc buộc phải có những hàng rào này để bảo vệ doanh nghiệp trung nước. Như đã đề cập, mất cân bằng thương mại xảy ra khi năng lực sản xuất chênh lệch và hàng rào thuế quan, phi thuế quan được dựng lên để bảo vệ những bên có năng lực sản xuất yếu hơn. Việc các nước áp thuế nhau là bình thường và Mỹ cho rằng việc áp thuế để tạo nên những hàng rào thuế quan, phi thuế quan để cản trở Trung Quốc vào thị trường Mỹ để đáp trả là cần thiết. Tuy nhiên, thực tế tình hình giảm thâm hụt thương mại của Mỹ vẫn không được cải thiện, và câu trả lời vẫn là, năng lực sản xuất của Trung Quốc vẫn mạnh và những chính sách về thuế kia vẫn là chưa đủ và chúng ta sẽ không ngạc nhiên nếu ngày 10/05 tới đây và tương lai xa nữa sẽ còn có những mức thuế khác áp lên hàng hóa Trung Quốc.

3. Trung Quốc có thể “trường kỳ kháng chiến” thay vì nhượng bộ:

Rõ ràng, việc một Quốc gia, không riêng gì Trung Quốc xé toang bảo hộ nền kinh tế là phi lý. Khi mất đi hàng rào bảo vệ, việc bị áp đảo ở những lĩnh vực sản xuất mà Quốc gia không thực sự mạnh sẽ giết chết doanh nghiệp trong nước và đe dọa nền kinh tế. Nền kinh tế thị trường là con dao hai lưỡi mà nạn nhân đầu tiên là Mỹ khi những doanh nghiệp của Mỹ , Trung Quốc sẽ không muốn mình trở thành nạn nhân của “khái niệm” trên, một khái niệm mà Trump phần nào lên án. Nên nhớ Mỹ áp dụng chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước dưới thời Trump như cách mà Trung Quốc trợ giá với doanh nghiệp nhà nước và đều đưa đến dư thừa sản phẩm. Nếu như Trung Quốc, sản phẩm dư thừa có chất lượng ngày một tốt và có một thị trường nội địa lớn để tiêu thụ và xâm nhập các thị trường khác thì với Mỹ, những mặt hàng về công nghệ, nông sản thì thị trường Trung Quốc chiếm tỉ trọng cực kỳ lớn.

Việc trường kỳ kháng chiến cũng có lợi cho Trung Quốc vì thể chế của Trung Quốc cho phép ông Tập Cận Bình đưa ra những quyết sách lâu dài trong khi đó tổng thống Trump sắp hết nhiệm kỳ và những quyết sách của ông Trump, nếu có không gây ảnh hưởng quá lớn với Trung Quốc khi họ có thị trường lớn và chủ nghĩa dân tộc trong kinh tế mạnh mẽ mà một ví dụ điển hình có thể thấy được là Huawei, và họ hoàn toàn có thể “thắng bằng niềm tin”, cái mà Mỹ, một hợp chủng quốc không có được trong khi Trung Quốc mạnh hơn ngay cả trong "trade war".

Lịch sử đã chứng minh, Mỹ đều không mấy khi chiến thắng được những cuộc chiến kéo dài và sử dụng vũ khí "tinh thần dân tộc" và với quan điểm cá nhân tôi cho rằng sẽ sớm chứng khiến một nước Mỹ phân hóa khi người dân Mỹ từ chối nuôi doanh nghiệp Mỹ với chính sách nới lỏng cho doanh nghiệp và thắt chặt người dân Mỹ.

Brandy Khoa

---------

Nhận định bởi:
Phạm Đình Khoa - Nhân viên chăm sóc khách hàng cá nhân cao cấp MBS - CN.HCM
Số điện thoại/zalo: 0909 821 301
email: khoa.phamdinh@mbs.com.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét