Trong lần nhận định thị trường gần nhất, broker đã tỏ ra khá thận trọng
khi VNINDEX đang giao dịch quanh vùng 790-830. Phải thừa nhận rằng quan
điểm thận trọng trên cũng thể hiện phần nào vị thế của những nhà đầu tư
ngại rủi ro. Những nhà đầu tư trên có lẽ cũng đã chịu tương đối nhiều áp
lực khi 1. Bối cảnh tiền rẻ trong khi các chính sách nới lỏng tiền tệ được các định chế tài chính lớn thúc đẩy và 2. Tâm
lý hưng phấn cùng dòng tiền đầu cơ thúc đẩy chỉ số và cổ phiếu hướng
lên một mặt bằng giá cao hơn, phá vỡ các nguyên tắc định giá cơ bản
thông thường. (Dòng tiền từ các quỹ đầu cơ ngắn hạn P-notes, các quỹ mô phỏng chỉ số v.v. thường mang tính chất ngắn hạn và khá linh hoạt).
Yếu tố trên đưa nhà đầu tư thận trọng vào tình cảnh: hoặc chấp nhận “mua
cao để bán cao hơn” hoặc “đứng ngoài quan sát và chấp nhận đứng ngoài
quan sát và bỏ lỡ một số cơ hội để duy trì tính chủ động cho danh mục”.
Tương tự hai case cổ phiếu gần nhất mà broker khuyến nghị là HPG (chốt ở
22.200) và KDC (chốt ở 28.000), broker đã tuân thủ hạ tỉ trọng khi đạt
đủ kỳ vọng và cân bằng dù sau đó cổ phiếu vẫn hướng lên một mặt bằng giá
mới cao hơn.
Đối với các diễn biến của thị trường thế giới, broker đang cho rằng,
những chuyển biến gần đây đang thể hiện phần nào những lo ngại của
broker khi có xu hướng phủ nhận những kỳ vọng mà hầu hết những nhà đầu tư đang kỳ vọng bao gồm: 1. Nền kinh tế sẽ nhanh chóng hồi phục sau đại dịch và 2. Các chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ phát huy hiệu quả và có thể được duy trì và kéo dài “thời đại tiền rẻ”
mà trong đó có thể kể đến một số kết quả mà FED đi đến sau khi nhóm họp
hai ngày qua, điều đã khiến những diễn biến trái chiều xảy ra trên thị
trường chứng khoán và vàng ngay sau đó:
a) FED giữ nguyên lãi suất đến 2022, dự báo GDP Mỹ năm nay tiếp tục được dự báo ở mức giảm ở mức 6,5%.
b) Tỷ lệ thất nghiệp cuối năm nay được dự báo là 9,3% cao hơn 2% so với năm 2019.
c) Tỷ lệ lạm phát thấp, chỉ là 0,8% so với mục tiêu của ngân hàng trung ương Mỹ và phải đến cuối 2022 mới có thể đạt 1,7%.
d) FED tiếp tục mua khoảng 80 tỷ USD trái phiếu và 40 tỷ USD chứng khoán thế chấp mỗi tháng.
Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, phiên 11/06 có thể gọi
là phiên giảm điểm mạnh nhất kể từ khi đáy VNINDEX được tạo lập từ cuối
tháng 03/2020. Broker nghiêng về khả năng thị trường đã hoàn thành “sóng hồi” trên cơ sở phân tích kỹ thuật và rủi ro của việc “phân phối đỉnh”
sẽ càng rõ ràng hơn khi kênh giá vi phạm vùng giá 865-870. Trong kịch
bản này, việc thị trường phân phối có thể khiến nhà đầu tư đánh mất
thành quả trong hai tháng vừa qua và do đó sự cẩn trọng là luôn cần
thiết.
Với nhà đầu tư mà đặc biệt là nhà đầu tư có chi phí vốn lớn (sử dụng
margin, đòn bẩy) đây là giai đoạn hết sức nhạy cảm và việc hạ tỉ trọng
là cần thiết để đảm bảo an toàn vốn. Tuy nhiên cẩn trọng không đồng
nghĩa với bi quan thái quá, nhà đầu tư có thể chọn điểm bán ở những
phiên sau khi thị trường xuất hiện những nhịp hồi để bán ra và giữ tiền
mặt. Tránh tâm lý hoảng loạn và bán tháo, và ưu tiên bán những cổ phiếu
mang tính chất thị trường và đầu cơ.
Đối với nhà đầu tư đứng ngoài thị trường trong giai đoạn vừa qua, tiếp
tục duy trì tỉ lệ tiền mặt cao và chờ đợi điểm mua thích hợp. Tránh việc
mua vào hoặc gia tăng tỉ trọng quá sớm để không phải đối diện những áp
lực không cần thiết.
Sự thận trọng đôi khi có thể bị coi như là bi quan. Tuy nhiên cũng sẽ
không quá khó để nhận ra tính khác biệt của nó nhất là khi "nước xuống".
Lúc đó, sự bi quan sẽ đến sau khi sự hoảng loạn trôi qua và mất mát ập
tới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét