Mã
|
Giá
trị sổ sách
|
Tỉ
lệ nắm giữ cổ đông nhà nước
|
Giá
tại thời điểm đưa ra khuyến nghị
20/06/2019
|
Khuyến
nghị
|
Giá
kỳ vọng
|
GVR
|
12.491
|
98%
|
13.800
|
Buy
+ Hold
|
24.982
|
Trong bài viết đầu năm “Từ
câu chuyện nâng hạng thị trường và thoái vốn nhà nước đến làn sóng UPCOM”
thì chúng tôi đã đề cập đến khá nhiều cổ phiếu từ HVN, ACV, PLX, VGT, DVN, VGC…
nhưng việc không nhắc tới GVR có vẻ là một thiếu sót khá lớn. Trải qua quá
trình quan sát thì thời điểm hiện tại chúng tôi cho rằng khá thích hợp để đưa
ra một số nhận định về GVR như một cơ hội mà cả nhà đầu tư (Investor) hay cả
nhà giao dịch (trader) đưa vào danh mục của mình.
Giới thiệu về cơ cấu tổ chức:
GVR – Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt
Nam, thành lập từ năm 1975, sau nhiều lần thay đổi mô hình tổ chức và tên gọi;
Ngày 26/12/2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cổ phần hóa - Tập
đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Ngày 22/05/2018, Tập đoàn tổ chức Đại hội đồng
cổ đông lần đầu, ra mắt Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam – Công ty cổ phần
và chính thức chuyển qua hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần kể từ ngày
01/06/2018 với 98% vốn thuộc quyền sở hữu nhà nước.
Hoạt động kinh doanh:
GVR hoạt động theo mô hình công ty công
ty Mẹ - Công ty con / Công ty liên kết bao gồm Tập đoàn Công nghiệp Cao su
Việt Nam - Công ty Cổ phần (doanh nghiệp cấp I) là doanh nghiệp đầu tư tài
chính vào các doanh nghiệp khác giữ quyền chi phối các Công ty con thông qua
chiến lược phát triển, kế hoạch đầu tư kinh doanh, quản lý, điều phối vốn,
thương hiệu, thị trường, kiểm soát quy trình, định mức trong toàn Tập đoàn...;
trực tiếp kinh doanh và đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp
luật.
Các đơn vị thành viên của Tập đoàn (gồm các Doanh
nghiệp cấp II và Doanh nghiệp cấp III) được tổ chức, hoạt động dưới các hình thức
Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, Liên doanh với 126 công ty.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam -
Công ty Cổ phần có quy mô lớn, có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và
chuyên môn hóa cao. Tuy nhiên có thể thấy công ty hoạt động và đầu tư trên nhiều
ngành nghề nhưng chủ yếu, quan trọng nhất công ty phát triển chuỗi giá trị xoay
quanh cây cao su bao gồm: Trồng trọt, chăm sóc, khai thác, chế biến và kinh
doanh mủ cao su. Trồng rừng, chăm sóc, khai thác gỗ, kinh doanh gỗ nguyên liệu
và thành phẩm…
Hiện nay Tập đoàn 1. Chủ trương không mở
rộng diện tích trồng cây cao su 2. Chuyển đổi công năng một số khu vực đất trồng
cao su kém hiệu quả sang cây ăn trái hoặc các khu vực có tỷ lệ phát triển đô thị
và công nghiệp hóa cao thì chuyển đổi sang hoạt động kinh doanh và cho thuê hạ
tầng khu công nghiệp có hiệu quả sử dụng vốn cao như các khu công nghiệp Nam
Tân Uyên, khu công nghiệp Tân Bình.
Triển vọng:
Là một doanh nghiệp đầu ngành và nắm hầu
hết các hoạt động trong chuỗi giá trị, VRG có sức cạnh tranh lớn và sản phẩm đa
dạng giúp công ty chủ động khá lớn ngay cả trong bối cảnh thị trường khó khăn.
Tuy vậy có thể thấy GVR vẫn phải chịu những
rủi ro từ thị trường như việc sản phẩm cao su được tiêu thụ chủ yếu qua xuất khẩu
mà thị trường chủ yếu là Trung Quốc. Một điểm tích cực, dù biến động thất thường
song nhu cầu tiêu thụ từ quốc gia này dự báo là sẽ tiếp tục tăng trong những
năm tới. Tuy nhiên về dài hạn sẽ tiềm ẩn những rủi ro như cầu giảm, chính sách
thuế quan hay tỉ giá v.v
Về tỉ giá, chúng tôi như nhiều lần trao
đổi với nhà đầu tư về triển vọng của những doanh nghiệp xuất khẩu, cho rằng, với
xu hướng hiện tại, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu có phần thuận
lợi khi tỉ giá được kiểm soát tốt và doanh thu từ xuất khẩu có thể đảm bảo
phòng ngừa rủi ro tỉ giá cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, do hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp, GVR cũng có những rủi ro như thiên tai, dịch bệnh. Hay như việc
cây cao su có thời gian trồng và khai thác dài lên tới 7 năm, do đó đòi hỏi
doanh nghiệp phải có cơ chế quản lý chặt chẽ từ khâu thực hiện thủ tục pháp lý
về đất đai, môi trường, khai hoang, trồng trọt, xây dựng, chăm bón v.v.
Về tình hình tài chính - hoạt động kinh doanh:
Vốn là linh hồn của doanh nghiệp, có thể
thấy, GVR có quy mô khá lớn với 40.000 tỷ đồng vốn điều lệ, nằm trong top những
công ty niêm yết có vốn lớn nhất. Trong đó doanh nghiệp sử dụng rất ít lãi vay
và chủ yếu là nợ ngắn hạn. Tổng tài sản của doanh nghiệp là 77.308 tỉ đồng
tương ứng với mức giá sổ sách là 12.491 đồng/cổ phiếu. Song với mức giá
giao dịch 13.400 đồng/cổ phiếu như hiện tại, GVR theo như chúng tôi đánh giá là
không đắt, thậm chí có phần rẻ so với qui mô của doanh nghiệp.
Nhân nói về qui mô của doanh nghiệp,
chúng tôi cho rằng mức lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được có phần không tương xứng.
Có thể thấy hiện tại cơ cấu cổ đông của GVR có 98% thuộc sở hữu nhà nước và lịch
sử GVR đã có những khoản đầu tư không hiệu quả, thậm chí gây thất thoát với hậu
quả khá nghiêm trọng. Mức lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) khá thấp chỉ khoãng 600
đồng/cổ phiếu những năm trước.
Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng
việc doanh nghiệp được cổ phần hóa và áp lực minh bạch cũng như đòi hỏi từ thị
trường sẽ giúp doanh nghiệp trở nên sáng lạn hơn. Nhiều doanh nghiệp gần đây
khi trải qua quá trình cổ phần hóa và được giao cho “siêu ủy ban” quản lý vốn
nhà nước đều có mức độ tăng trưởng đáng kể cả về hoạt động kinh doanh lẫn giá cổ
phiếu như trường hợp của HVN hay ACV trước đây với mức tăng giá từ 200%.
Gần đây, trong báo cáo ước tính lợi nhuận
6 tháng đầu năm 2019, các mảng kinh doanh chính của GVR đều tăng trưởng khá tốt:
khai thác được 86.746 tấn mủ cao su (đạt 27% so với kế hoạch (KH) năm
2019, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2018); tiêu thụ được 129.300 tấn mủ cao
su (đạt 33% so với KH năm 2019, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2018. tăng 28.123 tấn
mủ cao su các loại); Sản xuất được 493.000 m3 gỗ MDF (đạt
51% so với KH năm 2019, tăng 106% so với cùng kỳ năm 2018); sản xuất được
846 triệu găng tay y tế (đạt 40% so với KH); cho thuê được 43,6 ha khu
công nghiệp (đạt 18% so với KH năm 2019). Tổng doanh thu ước đạt
10.500 tỷ đồng (đạt 43% so với KH). Tổng lợi nhuận trước thuế ước đạt
2.170 tỷ đồng (đạt 41% so với KH).
Với số liệu trên việc doanh nghiệp đề ra
kế hoạch lợi nhuận sau thế 4.150 tỷ tăng trưởng 63% so với cùng kỳ không phải
là quá tham vọng và là một trong những tín hiệu tích cực đầu tiên.
Nhắc lại “Từ câu chuyện nâng hạng
thị trường và thoái vốn nhà nước đến làn sóng UPCOM”:
Với mục tiêu nâng hạng thị trường, tăng
vốn hóa thị trường và mục tiêu đưa TTCK Việt Nam năm 2020 đạt 100% GDP thì việc
IPO, chuyển sàn, thoái vốn vừa là nhiệm vụ nhằm thúc đẩy tăng vốn hóa thị trường
vừa là mục tiêu trong tương lai để chính phủ cân đối ngân sách thì nhiều doanh
nghiệp lớn như HVN, ACV, VEA, GVR, BSR… sẽ được thúc đẩy chuyển sàn.
Với GVR lộ trình khá rõ ràng khi năm
2018 doanh nghiệp cổ phần hóa và năm nay đã niêm yết toàn bộ 4 tỷ cổ phiếu (cổ
đông nhà nước nắm giữ 98% vốn GVR) và có kế hoạch chuyển sàn sang HOSE trong
QIII/2019 trở thành một trong những cổ phiếu trụ của HOSE.
Về mặt kỹ thuật:
GVR (Daily): Nhiều tín hiệu tích cực về mặt kỹ thuật khi xu hướng hứa hẹn vượt vùng kháng cự 14.0
Ở GVR chúng ta có thể nhận thấy hệ thống MA khá chặt chẽ khi những đường MA trung hạn nằm dưới những đường MA ngắn hạn hơn, mẫu hình mà chúng tôi cho rằng không xuất hiện quá nhiều giai đoạn hiện tại.
Trong khi đó, GVR sau giai đoạn tích lũy khá dài đã bắt đầu xuất hiện dòng tiền tích cực, điểm phát động đầu tiên xuất hiện vào giai đoạn giữa tháng 03 đến nay và đã có những sự điều chỉnh nhất định cũng như xuất hiện những điểm bùng nổ thanh khoản và giá trong giai đoạn cuối tháng 05 đến nay và từ đó hoàn thiện hệ thống MA xếp lớp một cách chặt chẽ hứa hẹn một chu kỳ tăng giá dài hơi. Gần đây, sau những phiên điều chỉnh với thanh khoản thấp, GVR đang quay trở lại với thanh khoản cao hơn và ngấp nghé vượt vùng kháng cực tương ứng với biên trên của dãi Bollinger Bands . Có thể thấy vùng kháng cự duy nhất của GVR đang hiện diện tại 14.0 và trong kịch bản GVR vượt 14 với thanh khoản tích cực (ít nhất trên 1 triệu cổ phiếu/phiên) sẽ xác nhận tín hiệu tăng giá.
Kết luận:
Với hoạt động kinh doanh có phần bết bát
thậm chí những tiêu cực gây thất thoát tài sản và lợi nhuận thấp trong quá khứ
và tỏ ra thiếu tương xứng với qui mô doanh nghiệp. Chúng tôi cho rằng chúng xuất
phát từ những nguyên nhân cố hữu của cơ chế quản lý và lãnh đạo mà hoàn toàn có
thể khắc phục khi có sự giám sát từ thị trường cũng như sau quá trình cổ phần
hóa và có sự tham gia của đại chúng. Chúng tôi gọi quá khứ của GVR đã kết thúc
tồi tệ, song nó còn may mắn hơn rất nhiều một sự tồi tệ không bao giờ kết thúc.
Chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng ở GVR điều mà trước đây trước khi chuyển sàn
và được bàn giao cho Ủy ban quản lý vốn nhà nước đã từng làm như trong trường hợp
của ACV hay HVN gần đây. Còn bây giờ, GVR đang ở một mức giá khá rẻ chỉ với P/B
tương ứng 1,1 lần, rất thấp so với mặt bằng chung các công ty cùng ngành, so với
qui mô tập đoàn và những kỳ vọng trong tương lai như đã nói trên.
Với những yếu tố cơ bản và kỹ thuật đáng
kỳ vọng, chúng tôi đưa ra khuyến nghị Mua và Nắm giữ với GVR.
---------
Nhận định bởi:
Phạm Đình Khoa - Nhân viên chăm sóc khách hàng cá nhân cao cấp MBS - CN.HCM
Số điện thoại/zalo: 0909 821 301
email: khoa.phamdinh@mbs.com.vn
GVR: 8.8.2019, ngày GDKHQ trả cổ tức bằng tiền mặt (250đ/cp)
Trả lờiXóaNgày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt
Thông báo ngày đăng ký cuối cùng lập danh sách cổ đông đối với cổ phiếu GVR của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam- CTCP như sau:
1. Ngày đăng ký cuối cùng: 09/08/2019
2. Ngày giao dịch không hưởng quyền: 08/08/2019
3. Lý do và mục đích:
* Trả cổ tức bằng tiền mặt - Tỷ lệ thực hiện: 2,5%/cổ phiếu (01 cổ phiếu được nhận 250 đồng)
- Thời gian thực hiện: 26/08/2019
- Địa điểm thực hiện:
+ Chứng khoán chưa lưu ký: i) Người sở hữu làm thủ tục nhận cổ tức bằng tiền mặt tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam – CTCP (số 177 Hai Bà Trưng, phường 6, quận 3, TP.Hồ Chí Minh) vào các ngày làm việc trong tuần (giờ làm việc) bắt đầu từ ngày 26/08/2019 và xuất trình Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân.
ii) Người sở hữu làm thủ tục nhận cổ tức bằng chuyển khoản: có văn bản cung cấp số tài khoản, đề nghị chuyển khoản, kèm bản sao Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân.
+ Chứng khoán lưu ký: Người sở hữu làm thủ tục nhận cổ tức tại các Thành viên lưu ký nơi mở tài khoản lưu ký.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) thông báo đã nhận hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu lần đầu của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (UPCoM: GVR). Tổng khối lượng đăng ký niêm yết là 4 tỷ cổ phiếu, tương đương vốn điều lệ 40.000 tỷ đồng. Ngày nhận hồ sơ niêm yết vào 22/10.
Trả lờiXóaLợi nhuận sau thuế hợp nhất của GVR trong quý 4 dự kiến đạt 1.700 tỷ đồng, trong đó, phần lớn lợi nhuận ghi nhận từ cổ tức bằng tiền từ các công ty con trong tập đoàn. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất của GVR đạt 1.215 tỷ, tăng trưởng 140% so với cùng kỳ.
Trả lờiXóa