Thứ Năm, 16 tháng 6, 2022

Dự trữ ngoại hối cho chúng ta nhiều cơ hội điều hành chính sách tiền tệ và kiểm soát lạm phát

Trước động thái tăng lãi suất của FED từ 0,75 điểm phần trăm, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1994. Việc lạm phát tháng 5 đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 41 năm đã buộc FED phải hành động mạnh tay hơn những dự đoán trước đó. Tại Việt Nam, mặc dù số liệu lạm phát vẫn đang được giữ rất ổn định, CPI tháng 4 của Việt Nam chỉ tăng ở mức khiêm tốn là 2,64% so cùng kỳ nhưng rủi ro vẫn luôn hiện hữu nhưng nó có thực sự nghiêm trọng như những gì chúng ta lo ngại?
 
Thực tế, FED ảnh hưởng thế nào đến các ngân hàng TW trên Thế giới? Chúng ta phải nhìn lại rằng, FED sẽ luôn đóng vai trò điều tiết thị trường tài chính toàn cầu dựa trên sức mạnh của Đồng USD. Trong giai đoạn thâm hụt cán cân thương mại và di sản của thời đại Trump với cuộc chiến tranh thương mại tốn nhiều giấy mực, FED đã thực hiện hạ lãi suất và mở ra thời đại tiền rẻ đẩy thị trường tăng phi mã bất chấp sự khó khăn của nhiều doanh nghiệp dịch vụ và sản suất và xuất khẩu lạm phát sang các nước ngoài Mỹ.
 
Việc lãi suất giảm khiến các Quốc gia như Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới. Để neo tỷ giá nằm dưới biên độ 2% của NHNN, chúng ta đã phải thực hiện nâng cao dự trữ ngoại hối. Không chỉ Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý, Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Mexicovà Đài Loan cũng đã làm điều tương tự và lọt vào... Danh sách giám sát thao túng tiền tệ ngày 10/06 vừa qua. 
 
"Thao túng tiền tệ" thực chất là việc các Quốc gia kiểm soát được việc "nhập khẩu lạm phát" từ Mỹ và tăng được cán cân vãng lai. Tức là xét trên góc độ của Việt Nam, chúng ta đã làm rất tốt việc kiểm soát lạm phát cũng như gia tăng được thu nhập từ xuất khẩu, du lịch, đầu tư nước ngoài... Và với dự trữ ngoại hối cao, chúng ta sẽ có độ trễ lớn so với chu kỳ lạm phát của Thế giới. Đó là câu chuyện tích cực. Còn câu chuyện tích cực là gì? Là khi chúng ta bị áp lệnh trừng phạt và hạn chế thương mại.
 
Với quan điểm của chúng tôi, lạm phát là vấn đề đang hiện hữu nhưng chính phủ Việt Nam đang làm khá tốt vai trò của mình thời gian qua khi tăng mức dự trữ ngoại hối lên mức cao kỷ lục tương đương 105 tỷ USD cuối năm 2020 và sẽ có thêm thời gian và dư địa điều hành chính sách tiền tệ, từ đó chống được những cú sốc từ bên ngoài, ổn định kinh tế vĩ mô.
 
Nhưng nói là vậy, những cú sốc về tài chính Quốc tế là một chuyện, những cú sốc về tâm lý lại là một chuyện.
Có thể là hình ảnh về văn bản