Thứ Ba, 24 tháng 3, 2020

Cập nhật cổ phiếu HPG - Đã giảm về vùng giá kỳ vọng - Phù hợp mua tích lũy


Cổ phiếu HPG là một trong những cổ phiếu luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư. Trong giai đoạn giữa năm 2019, broker đã lưu ý về cổ phiếu như một cổ phiếu trong danh mục “đợi mua” khi HPG đang giao dịch quanh vùng giá 22.xxx đồng/cp với kỳ vọng cổ phiếu này sẽ giảm về một mặt bằng giá tốt hơn.  

Khi những rủi ro của HPG dần bộc lộ và đưa HPG về một mức chiết khấu lớn hơn, tôi cho rằng lúc đó HPG sẽ mở ra những cơ hội mới khi chu kỳ mới. Nhà đầu tư có thể kiên nhẫn với kỳ vọng mua được HPG ở vùng giá chiết khấu quanh 15.050-16.800 hoặc với sự dễ dãi nhất định, quanh vùng 18.000-19.000 tương đương giá sổ sách hiện tại của HPG cũng không phải là một lựa chọn tồi với một doanh nghiệp đầu ngành như HPG”. – Trích từ HPG Một mặt bằng giá thấp hơn, cơ hội lớn hơn đăng tại InvestingBlog broker Phạm Đình Khoa)


Trong giai đoạn QI 2020, dưới ảnh hưởng chung của thị trường chứng khoán trong bối cảnh dịch COVID-19, tâm lý nhà đầu tư đang khá bi quan và đưa nhiều cổ phiếu về mặt bằng giá khá thấp. Dẫu vậy, broker cho rằng, thị trường hiện tại cũng mở ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư khi nhiều bluchips có mức chiết khấu rất lớn so với giai đoạn trước đây khi có mức giảm đều trên dưới 30%.


Hiện tại HPG đang ở vùng giá mà broker kỳ vọng, chỉ ở mức 17.000 đồng/cp tương ứng 0.99 lần giá trị sổ sách hữu hình trong khi, (i) HPG vẫn là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường thép Việt Nam, (ii)về mặt trung hạn vẫn đảm bảo được sự tăng trưởng doanh thu lợi nhuận ngay cả trong bối cảnh ngành thép đi xuống thì HPG vẫn gia tăng được thị phần, và (iii) dự án Khu liên hợp thép Dung Quất sẽ nâng cao đáng kể năng lực sản xuất và doanh thu của công ty cũng như khi đi vào hoạt động sẽ giảm bớt áp lực tài chính của HPG suốt giai đoạn qua.



Một số thông tin ngắn hạn khác:


Trong QI/2020 giữ tình hình dịch bệnh COVID-19, HPG vẫn duy trì sản lượng xuất khẩu thép tăng mạnh. Tính riêng tháng 2, sản lượng bán ra ở thị trường miền Nam và xuất khẩu đều tăng mạnh gấp đôi cùng kỳ.



Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất đi vào triển khai giai đoạn 2, dự kiến tháng 04, Tập đoàn sẽ chạy thử nguội dây chuyền thép cuộn cán nóng (HRC), thuộc giai đoạn 2 của Khu liên hợp.



Trong tháng 03 lấy ý kiến bằng văn bản về việc mở rộng khu liên hợp Hòa Phát Dung Quất ở Quảng Ngãi. (xem thêm tại Cafef: Bất chấp nCoV, sản lượng xuất khẩu thép xây dựng Hòa Phát vẫn tăng mạnh trong tháng 2, chạy thử dây chuyền HRC trong tháng 4)


Như từng nói về ban lãnh đạo của HPG, broker đánh giá rất cao tâm huyết cũng như tầm nhìn của ban lãnh đạo HPG. Trong bối cảnh thị trường hoảng loạn và bán tháo, gia đình ban lãnh đạo đã đăng ký mua với lượng lớn cổ phiếu, broker cho rằng, động thái trên có tác dụng và ý nghĩa lớn đối với những nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu của công ty. ( Xem thêm tại Cafef: Con trai ông Trần Đình Long tiếp tục đăng ký mua thêm 20 triệu cổ phiếu HPG


KHUYẾN NGHỊ:


Giá
Thời điểm
Khuyến nghị
Giá kỳ vọng
HPG
<17.200
24/03/2020
MUA
22.200


Chúc quý nhà đầu tư nhiều sức khỏe và vững tin trong mùa dịch!


---------

Nhận định bởi:
Phạm Đình Khoa - Nhân viên chăm sóc khách hàng cá nhân cao cấp MBS - CN.HCM
Số điện thoại/zalo: 0909 821 301
email: khoa.phamdinh@mbs.com.vn


Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020

Phải chăng cơn địa chấn toàn cầu đang chờ đợi phía trước?

VietTimes -- Cả 3 bước đi chưa từng có trong lịch sử mà Fed vừa công bố đều là những liều thuốc cực mạnh, song vẫn chưa thể "chữa" tận gốc căn bệnh trong nền kinh tế Mỹ và thế giới. 
----
Trong tuyên bố tối qua (hôm 15/3, theo giờ Việt Nam), Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã thực hiện những bước đi chưa từng có trong lịch sử, nhằm đối phó với tình hình dịch bệnh Covid-19 đang lan rộng trên thế giới.

Cụ thể, Fed đã tiến hành: (1) Cắt giảm lãi suất 100 điểm, đưa về gần 0%; (2) Tiến hành gói QE nới lỏng định lượng 700 tỷ để mua lại các trái phiếu và (3) Đưa tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ mức 10% và 3% đối với các nhóm ngân hàng khác nhau về mức 0%.

Cả 3 động thái trên của Fed đều là những "liều thuốc" cực mạnh đối với thị trường tài chính Mỹ nói riêng và toàn cầu nói chung nhằm ngăn chặn sự đổ vỡ và kéo theo một cuộc suy thoái kinh tế.
Vì sao “toa thuốc” của Fed kém hiệu quả?

Việc Fed tăng nguồn cung tiền cả ngắn hạn và dài hạn cho thị trường lúc này, không giúp nhà đầu tư có thể bình tĩnh lại được, vì tất cả đều đang bị khủng hoảng niềm tin chứ không phải vì thị trường cần thêm tiền.

Bơm tiền trong tình huống bình thường sẽ giúp thị trường hồi phục, nhưng khi niềm tin đang bị đổ vỡ thì không gì có thể cứu vãn nổi, việc bơm tiền càng làm mọi người thêm hoảng loạn và bán tháo xảy ra càng mạnh mẽ hơn. Niềm tin đang bị mất đi trong giới đầu tư ở một số khía cạnh.

Thứ nhất, khủng hoảng niềm tin của nhà đầu tư vào chu kỳ tăng trưởng (uptrend) 12 năm của thị trường Mỹ. Giá trị của các công ty trên thị trường chứng khoán Mỹ đã được đẩy lên rất cao, có những công ty tăng giá từ 25 đến 30 lần so với 12 năm trước.

Thứ hai, khủng hoảng niềm tin vào thị trường ETF. Ở thời điểm 12 năm trước, thị trường ETF tại Mỹ hết sức nhỏ bé khi so sánh với thị trường cổ phiếu (equity).

Tuy nhiên, việc các nhà đầu tư đổ xô theo xu hướng đầu tư thụ động (passive investment) đã khiến quy mô của thị trường này tăng lên gấp nhiều lần, từ 700 tỷ (trước 2008) lên đến 5.000 tỷ đô la Mỹ (2018). Vì có quá nhiều tiền đổ vào, nên khi các ETF này bị sụt giảm sẽ dẫn đến làn sóng rút tiền từ các nhà đầu tư và gây ra sự đổ vỡ nghiêm trọng cho các chỉ số.

Thứ ba, khủng hoảng niềm tin vào tình hình kiểm soát dịch bệnh tại Mỹ và Châu Âu, cũng như triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Kinh tế thế giới đã đang hết sức khó khăn, với việc các nền kinh tế lớn đều đang đối mặt với sự chậm lại trong tăng trưởng, nhiều nước còn chứng kiến tăng trưởng âm trong vài năm trở lại đây. Nó tựa như một căn nhà yếu, cũ nát, thì virus Corona như một cơn bão mạnh quét qua, có thể khiến nó sụp đổ trong chốc lát.
Chính những sự đổ vỡ niềm tin kể trên mà những liều thuốc cực mạnh của Fed đang không hề phát huy tác dụng như mong đợi.

Tuy nhiên, với việc lượng tiền được bơm ra là khổng lồ, thị trường tài chính Mỹ nói riêng và thế giới nói chung, hoàn toàn có thể chứng kiến một nhịp hồi phục đến từ nguồn tiền mới này.

Nhưng nó cũng có thể sẽ khiến nền kinh tế thế giới trở bệnh trầm trọng hơn, suy sụp hơn. Vì nó không giải quyết được gốc rễ của vấn đề, đó là sự trì trệ của các nền kinh tế lớn, các bong bóng tài sản khồng lồ đã được hình thành sau một chu kỳ dài các chính phủ thi nhau bơm tiền để kích thích tăng trưởng.

Fed có thể cứu nước Mỹ và Thế giới trước Covid19 nhưng có thể sẽ mang đến một cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nề hơn, sâu rộng hơn, với việc quá lạm dụng các công cụ tiền tệ của mình, điều mà rất nhiều nhà kinh tế học đã lên án trong nhiều năm. Hãy cùng chờ xem lần này Keynes có đúng hay không (!?)./.
Kịch bản nào cho TTCK Việt Nam giữa dịch viêm phổi Vũ Hán? - ảnh 2 
Ông: Hoàng Tùng
Phó Chủ tịch Quỹ đầu tư AlphaGrep (Singapore).
Cựu học sinh chuyên Lý Tổng Hợp và từng đoạt Huy Chương Đồng Olympic Vật Lý Châu Á-Thái Binh Dương. 

Đã và đang công tác tại các quỹ đầu tư lớn trên Thế Giới như: phó chủ tịch quỹ đầu tư Alphagrep, phó chủ tịch quỹ đầu tư Haafor, cố vấn chiến lược công ty Finpros, chuyên gia cao cấp quỹ đầu tư Tower Research Capital và quỹ đầu tư Worldquant.

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2020

Liệu giá dầu có thể phục hồi? Cơ hội bắt đáy nhóm cổ phiếu dầu khí?


Trong bối cảnh thị trường chịu những áp lực nhất định từ diễn biến tiêu cực của dịch Covid 14, broker cho rằng đã có những phản ứng thái quá trong giai đoạn vừa qua khi tâm lý bi quan bao trùm đẩy mặt bằng giá của thị trường về mức thấp nhất hai năm gần đây. Dẫu vậy broker nhận thấy thị trường nhiều khả năng sẽ phục hồi trong thời gian tới khi tâm lý hoảng loạn qua đi.

Thực tế, thị trường Trung Quốc gần như không giảm điểm tính từ đầu mùa dịch cho đến nay. Các thị trường tài chính khác như Mỹ giảm điểm sốc trước thực tế rằng các chỉ số này đã trải qua một giai đoạn tăng phi mã trước đó. Nguyên nhân chính của sự giảm điểm đối với thị trường chứng khoán Mỹ broker cho rằng bị tác động bởi giá dầu nhiều hơn cả khi trong giai đoạn vừa rồi OPEC và Nga đã không đi đến thỏa thuận về cắt giảm sản lượng. Lưu ý rằng các công ty dầu khí của nước này chiếm phần lớn nợ vay ngân hàng trên thì trường, dấy lên những lo ngại về rủi ro trong tương lai nếu các công ty này hoạt động kém trong bối cảnh giá dầu áp lực.

Nhưng vậy thì liệu giá dầu có hồi phục?

Broker cho rằng, mức giá dầu giảm sâu dưới 40 như hiện tại là cực kỳ ngắn hạn và giá dầu sẽ có một mặt bằng giá tốt hơn trong năm 2020. Dù giá dầu đang chịu những áp lực khá lớn, tuy nhiên có thể nhận thấy, điểm “hoàn vốn” breakeven của Nga là 25-30$/bbl thấp hơn các nước Ả Rập do đó, broker tin rằng cả hai sẽ có những điều chỉnh cần thiết và giá dầu sẽ khó có khả năng giảm quá sâu dưới 40$.


Tương quan giữa giá dầu và cán cân tài khóa của các nước (Nguồn IMF)

Triển vọng từ nhóm dầu khí đã được chiết khấu lớn?

Thực tế, nhóm dầu khí của Viêt Nam có những đặc thù khác biệt với phần còn lại của thế giới, broker vẫn không quá lạc quan về nhóm ngành này trừ nhưng cổ phiếu đặc thù có câu chuyện riêng biệt và triển vọng lớn cũng như có mức giá rẻ so với giá trị tài sản.

Với sự cẩn trọng nhất định broker luôn coi PVS là một điểm sáng đáng chú ý dựa trên nhiều yếu tố cơ bản cũng như sẽ là cổ phiếu ít chịu tác động trực tiếp từ giá dầu nhất. Hay như PLX, cổ phiếu đã rớt giá nhanh chóng trong những phiên hoảng loạn về vùng giá thấp hơn cả mức giá chào sàn trong khi vẫn còn đó những kỳ vọng về việc thoái vốn nhà nước mà broker đã liên tục theo dõi trong năm rồi