Thứ Năm, 17 tháng 4, 2025

Thế lưỡng nan của Triffin

"Một quốc gia muốn đồng tiền của mình được sử dụng làm tiền tệ dự trữ sẽ phải chịu cảnh thâm hụt tài khoản vãng lai vĩnh viễn."
 
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản

Trong tài chính quốc tế , thế tiến thoái lưỡng nan Triffin (Triffin dilemma ) là xung đột lợi ích kinh tế phát sinh giữa mục tiêu trong nước ngắn hạn và mục tiêu quốc tế dài hạn đối với các quốc gia có đồng tiền đóng vai trò là đồng tiền dự trữ toàn cầu . Thế tiến thoái lưỡng nan này được nhà kinh tế người Mỹ gốc Bỉ Robert Triffin xác định vào những năm 1960. Ông lưu ý rằng một quốc gia có đồng tiền là đồng tiền dự trữ toàn cầu, được các quốc gia khác nắm giữ làm dự trữ ngoại hối (FX) để hỗ trợ thương mại quốc tế , bằng cách nào đó phải cung cấp đồng tiền của mình cho thế giới để đáp ứng nhu cầu của thế giới đối với các khoản dự trữ FX này. Chức năng cung cấp này về danh nghĩa được thực hiện thông qua thương mại quốc tế, với quốc gia nắm giữ vị thế tiền tệ dự trữ được yêu cầu phải chịu thâm hụt thương mại không thể tránh khỏi. 
 
Sau khi ngừng chế độ bản vị vàng vào năm 1971 và thiết lập hệ thống đô la dầu mỏ vào cuối những năm 1970, Hoa Kỳ đã chấp nhận gánh nặng của tình trạng thâm hụt thương mại đang diễn ra như vậy vào năm 1985 với sự chuyển đổi vĩnh viễn từ một quốc gia chủ nợ thành một quốc gia con nợ. Hiện tại, thâm hụt thương mại hàng hóa của Hoa Kỳ vào khoảng một nghìn tỷ đô la mỗi năm. Sự cạn kiệt liên tục như vậy đối với Hoa Kỳ trong cán cân thương mại của mình dẫn đến căng thẳng liên tục giữa các chính sách thương mại quốc gia và chính sách tiền tệ toàn cầu của mình nhằm duy trì đồng đô la Mỹ là đồng tiền dự trữ toàn cầu hiện tại. Các giải pháp thay thế cho thương mại quốc tế giải quyết căng thẳng này bao gồm chuyển trực tiếp đô la thông qua viện trợ nước ngoài và các đường hoán đổi .
 
Thế lưỡng nan của Triffin thường được trích dẫn để nêu rõ các vấn đề liên quan đến vai trò của đồng đô la Mỹ như một loại tiền tệ dự trữ theo hệ thống Bretton Woods trên toàn thế giới được thành lập vào năm 1944. John Maynard Keynes đã lường trước được khó khăn này và đã ủng hộ việc sử dụng một loại tiền tệ dự trữ toàn cầu có tên là "Bancor". Theo truyền thống, SDR của IMF là thứ gần nhất với "Bancor" được đề xuất nhưng chúng chưa được áp dụng rộng rãi đủ để thay thế đồng đô la như một loại tiền tệ dự trữ toàn cầu.
 
Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007–2008 , thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã nêu tên tình trạng tiền tệ dự trữ của đô la Mỹ là một yếu tố góp phần gây ra mất cân bằng tiết kiệm và đầu tư toàn cầu dẫn đến cuộc khủng hoảng. Do đó, Triffin Dilemma có liên quan đến giả thuyết Global Savings Glut vì vai trò tiền tệ dự trữ của đô la làm trầm trọng thêm thâm hụt tài khoản vãng lai của Hoa Kỳ do nhu cầu đô la tăng cao.

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2025

Warren Buffett và ý tưởng hạn chế thâm hụt thương mại từ... chip Poker

Chúng ta đều biết rằng Buffet là một tay chơi Poker lão luyện và ông từng đề xuất một phương án hạn chế thâm hụt thương mại vào năm 2003 bằng một cơ chế tương tự những con chip casino.

Cung cấp sòng bạc 10g Chip poker gốm Pokerstar Ept tùy chỉnh - Trung Quốc  Chip poker y Bộ chip Poker giá

Casino sẽ phát hành những con chip, người chơi sẽ dùng tiền quy đổi và thực hiện đặt cược bằng chip này trong các ván bài. Ở đây, đặt cược bằng chip sẽ giúp nhà cái kiểm soát dòng tiền và nắm bắt chính xác có bao nhiêu tiền đã vào bàn chơi, ngăn chặn hành vi gian lận như lén đưa thêm tiền vào bàn chơi. Điều này tương tự như cách các chính phủ đưa thêm tiền vào lưu thông qua phá giá tiền tệ. Trên ý tưởng đó, Buffet đề xuất một cơ chế sử dụng giấy chứng nhận nhập khẩu (Import certificates) như... chip Poker.

Theo đó Buffet đề xuất cơ chế như sau: Khi nhà xuất khẩu Exporters xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, họ sẽ đồng thời tạo ra chứng nhận nhập khẩu Import Certificate (IC), họ sau đó có thể bán IC này trên thị trường để quy đổi thành thu nhập.

Còn đối với nhà nhập khẩu Importers sẽ cần mua IC từ thị trường do nhà xuất khẩu phát hành và số IC mà họ có sẽ quyết định giá trị hàng hóa mà họ có thể nhập. Và thị trường, sẽ là nơi mà IC được giao dịch, giá cả sẽ do cung cầu quyết định. Điều này dẫn đến tổng IC nhập khẩu không thể vượt quá tổng IC xuất khẩu. Quá trình này không có sự can thiệp của chính phủ mà sẽ do thị trường quyết định hoàn toàn dựa trên cung cầu.

Đề xuất này của Buffet là một dạng hạn ngạch nhập khẩu “Import quota” nhưng có tính linh hoạt hơn khi hạn ngạch được doanh nghiệp xuất khẩu cung cấp và hạn mức nhập khẩu được quyết định bởi hạn ngạch xuất khẩu khi nhà nhập khẩu phải sở hữu IC để nhập khẩu hàng hóa. Tính linh hoạt này đến từ cơ chế phi chính phủ của nó và chỉ có người mua và người bán quyết định. Nhưng nó vẫn mang tính bảo hộ thương mại (trade protection) và trợ cấp xuất khẩu (subsidize export).

Ý tưởng của Buffet khó có thể triển khai vì chỉ giải quyết vấn đề cân bằng kỹ thuật trong khi về bản chất, năng lực sản xuất và tiêu thụ của một Quốc gia là khó có khả năng cân bằng 1:1. Thực tế, thâm hụt thương mại đến từ việc Quốc gia tiêu dùng nhiều hơn những gì nó có thể sản xuất. Điều này dẫn đến chi phí nhập khẩu sẽ bị đội lên cao, hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên đắt đỏ hơn do giá IC cao, một dạng hàng rào cản thương mại dù không có sự can thiệp của thuế.

Trong khi đó, với năng lực sản xuất vượt trội, một Quốc gia sẽ dễ dàng kiếm được nhiều IC hơn, nhiều tiền bạc và lợi nhuận hơn và dễ dàng chi phối thị trường IC. Người thắng bài Exporters sẽ sở hữu nhiều chip và tạo ra lợi thế đáng kể với người thua Import Certificate. Nếu một quốc gia có năng lực xuất khẩu quá kém họ không đủ IC để nhập nguyên vật liệu hoặc linh kiện sản xuất, IC thấp sẽ khiến họ gặp khó khăn vì không đủ quyền nhập khẩu và tham gia cuộc chơi và đây là lúc vấn đề nợ công và thâm hụt thương mại quay trở lại.

Tại Hoa Kỳ, ý tưởng này lần đầu tiên được đưa ra theo luật trong Đạo luật khôi phục thương mại cân bằng năm 2006. Dự luật được đề xuất này được bảo trợ bởi Thượng nghị sĩ Byron Dorgan (ND) và Russell Feingold (WI), hai đảng viên Dân chủ tại Thượng viện Hoa Kỳ. Nhưng cuối cùng, không có bất cứ hành động nào nhằm triển khai dự luật này.

#BrandyKhoa