Ngành Hóa Chất Việt Nam đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển kinh
tế vì đây là ngành cung cấp đầu vào cho một số ngành công nghiệp thiết
yếu. Hiện nay Việt Nam đã phát triển đầy đủ các phân ngành của ngành
công nghiệp hóa chất bao gồm: phân bón và các hợp chất ni-tơ, xà phòng
và chất tẩy rửa, nhựa nguyên sinh và cao su tổng hợp, hóa chất cơ bản,
sơn và mực, thuốc trừ sâu, sợi nhân tạo và các loại sản phẩm hóa học
khác.
Tuy nhiên Ngành Hóa Chất Việt Nam chưa phát triển để đáp ứng được nhu
cầu ngày càng gia tăng trong nước. So sánh với Ngành Hóa Chất của các
nước khác, chỉ số tăng trưởng của ngành hóa chất Việt Nam thấp hơn tương
đối. Chỉ số sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất năm 2019 đình trệ ở
mức tăng 6,5%, tỉ lệ hàng tồn kho của ngành luôn tăng, năm 2019 tăng
21,3% so với cùng kỳ năm trước do chỉ số tiêu thụ tăng không nhiều. Sản
lượng ngành công nghiệp hóa chất được ước tính chỉ chiếm khoảng 10% tổng
sản lượng công nghiệp cả nước. Với mức tăng trưởng và tỉ trọng khiêm
tốn, Ngành Hóa Chất sẽ đối mặt với thách thức về nhu cầu đầu vào gia
tăng nhanh trung bình 9-10%/năm trong ngành nông nghiệp, dược phẩm,..
Để phục vụ nhu cầu trong nước, 70 – 80% lượng hóa chất được nhập khẩu từ
Trung Quốc. Theo Tổng cục Hải quan, tổng giá trị nhập khẩu của hóa chất
và các sản phẩm hóa chất năm 2019 đạt 8,71 tỷ USD, tăng 3,8% so với
cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên, việc nhập khẩu hóa chất vào Việt Nam còn
gặp khó khăn, phụ thuộc vào độ nguy hiểm của hóa chất. Theo Nghị định
113/2017, có tổng cộng 1.156 loại hóa chất phải khai báo nhập khẩu bắt
buộc. Khối lượng hóa chất xuất khẩu ở mức thấp so với trung bình thế
giới, thị trường chủ yếu là các quốc gia như Nhật Bản, Ấn Độ,
Philipines.
Hiện tại, Ngành Hóa Chất Việt Nam chịu sự kiểm soát của sáu cơ quan nhà
nước bao gồm: Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ
Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ quốc
phòng và Ủy Ban nhân dân. Các doanh nghiệp trong ngành hầu hết là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, chịu sự cạnh tranh gay gắt của các tập đoàn đa
quốc gia với tiềm lực tài chính lớn như BASF và Dow Chemical. Các công
ty tư nhân và công ty thuộc sở hữu nhà nước không tham gia đầu tư vào
ngành hóa chất do nguồn vốn không đủ lớn. Tập đoàn hóa chất Việt Nam
(Vinachem) là một trong các doanh nghiệp Việt Nam nổi bật trong ngành.
Năm 2019, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tập đoàn đạt 43.466 tỷ
VNĐ, doanh thu đạt 45.323 tỷ đồng. Tuy nhiên tập đoàn có bốn đại dự án
thuộc diện chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành Công Thương, khiến cho
Vinachem lỗ 279 tỷ đồng năm 2019.
Trên thế giới Ngành Hóa chất là ngành lớn thứ 5 trong lĩnh vực sản xuất
về mặt đóng góp trực tiếp hàng năm vào GDP, chiếm 8,3% tổng giá trị kinh
tế của ngành sản xuất toàn cầu. Tuy nhiên tại một số nước phát triển
như Trung Quốc và Nhật Bản, các quy định khắt khe về môi trường đang tác
động đến tốc độ mở rộng của ngành, khiến các doanh nghiệp đang tìm
hướng dịch chuyển sản xuất sang các quốc gia tiềm năng khác trong đó có
Việt Nam. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận công nghệ
kỹ thuật số để tăng lợi nhuận và cải thiện quản lý chuỗi cung ứng, đồng
thời cũng là thách thức đối với cơ quan chính quyền khi phải tăng cường
giám sát các dự án FDI có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Bên cạnh
đó, việc tăng cường thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu EU qua
hiệp định EVFTA cũng sẽ tạo áp lực lớn lên ngành hóa chất Việt Nam với
năng lực sản xuất chưa phát triển như hiện nay.
Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020
Tóm tắt ngành Hóa chất cơ bản Việt Nam
Thứ Tư, 29 tháng 7, 2020
Nhận đinh TTCKVN: Nhiều cơ hội mở ra trong bối cảnh bi quan của thị trường
Trong lần nhận đinh trước tại phiên giảm điểm ngày 15/06 TTCK Việt Nam: Bị tác động từ chứng khoán toàn cầu, các kỳ vọng đang bị phủ nhận,
chúng tôi đã cho rằng đó là dấu hiệu rủi ro đầu tiên và sự thận trọng
tối đa là cần thiết việc tận dụng bán ra trong những nhịp hồi phục suốt
từ giữa tháng 06 đến giữa tháng 07 và giữ tỷ trọng tiền măt cao sẽ giúp
nhà đầu tư phòng vệ được rủi ro khi thị trường cũng như mở ra nhiều cơ
hội hơn trong những phiên thị trường hoảng loạn.
Phiên ngày 27/07, VNINDEX đã xuất hiện một phiên hoảng loạn với hàng loạt cổ phiếu giảm sàn tiếp nối phiên giảm điểm ngày 24/07 trước đó. Nhiều nhà đầu tư cho rằng sự hoảng loạn của thị trường đến từ những lo ngại về nguy cơ bùng phát dịch COVID từ thành phố Đà Nẵng, tuy nhiên chúng tôi cho rằng yếu tố trên chỉ là “giọt nước làm tràn ly” khi những yếu tố chính đã được chúng tôi nhìn nhận như: 1. Những rủi ro trên thị trường cũng như xu hướng xấu đã hình thành cách đây hơn một tháng. 2. Tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trong bối cảnh chỉ số thị trường bị chi phối bởi những cổ phiếu vốn hóa lớn gây ra thực trạng “xanh vỏ đỏ lòng” suốt hơn một tháng vừa qua phần nào đã bào mòn thành quả của nhà đầu tư suốt từ giai đoạn thị trường tạo đáy vào đầu tháng tư. 3. Thị trường thiếu vắng động lực khi kỳ báo cáo tài chính QII sắp trôi qua trong khi triển vọng vĩ mô bị đe dọa bởi đại dịch và chuỗi cung ứng toàn cầu chưa hồi phục.
Phân tích kỹ thuật:
Vậy trong bối cảnh thị trường hoảng loạn như hiện tại, nhà đầu tư nên làm gì?
Đối với nhà đầu tư đứng ngoài thị trường và duy trì tỉ trọng tiền mặt cao trong giai đoạn vừa qua, có thể tận dụng giải ngân dần đối với những cổ phiếu có cơ bản và câu chuyện đáng kỳ vọng hoặc những cổ phiếu được chiết khấu lớn so với giá trị sổ sách trong bối cảnh hoạt động kinh doanh đang chững lại. Chúng tôi vẫn đánh giá cao nhóm cổ phiếu hóa chất, dầu khí, vật liệu xây dựng. Ngoài ra nhà đầu tư mạo hiểm bắt đáy cũng có thể cân nhắc nhóm tài chính ngân hàng, tuy nhiên cần giữ tâm lý thận trọng tối đa cho nhóm cổ phiếu này trong bối cảnh diễn biến vĩ mô trong năm 2020 diễn biến phức tạp. Đối với nhóm ngân hàng tuy hoạt động tín dụng gia tăng và lợi nhuận đột biến nhưng lại phải đứng trước hai lựa chọn trong giai đoạn cuối năm hoặc tăng trích lập hoặc đối diện với các khoản nợ xấu tiềm tàng trong bối cảnh doanh nghiệp và dân cư gặp nhiều khó khăn do đai dịch.
Phiên ngày 27/07, VNINDEX đã xuất hiện một phiên hoảng loạn với hàng loạt cổ phiếu giảm sàn tiếp nối phiên giảm điểm ngày 24/07 trước đó. Nhiều nhà đầu tư cho rằng sự hoảng loạn của thị trường đến từ những lo ngại về nguy cơ bùng phát dịch COVID từ thành phố Đà Nẵng, tuy nhiên chúng tôi cho rằng yếu tố trên chỉ là “giọt nước làm tràn ly” khi những yếu tố chính đã được chúng tôi nhìn nhận như: 1. Những rủi ro trên thị trường cũng như xu hướng xấu đã hình thành cách đây hơn một tháng. 2. Tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trong bối cảnh chỉ số thị trường bị chi phối bởi những cổ phiếu vốn hóa lớn gây ra thực trạng “xanh vỏ đỏ lòng” suốt hơn một tháng vừa qua phần nào đã bào mòn thành quả của nhà đầu tư suốt từ giai đoạn thị trường tạo đáy vào đầu tháng tư. 3. Thị trường thiếu vắng động lực khi kỳ báo cáo tài chính QII sắp trôi qua trong khi triển vọng vĩ mô bị đe dọa bởi đại dịch và chuỗi cung ứng toàn cầu chưa hồi phục.
Phân tích kỹ thuật:
Về
mặt kỹ thuật, VNINDEX sau phiên phân phối ngày 11/06 thì suốt giai đoạn
hơn môt tháng sau đó sự hồi phuc dù có xong không thưc sư ý nghĩa và
thất bại trong việc phủ nhận nến giảm dài ngày 11/06. Trong giai đoạn
nửa sau của tháng 07, VNINDEX vi phạm lần lượt những vùng giá quan trong
ở 870-865 như chúng tôi lo ngại và sư kiện “thiên nga đen” tại thành
phố Đà Nẵng trong những phiên 24/07 và 27/07 đã làm xuất hiện nến giảm
hoảng loạn đẩy giá về biên dưới của kênh giá. Tuy vậy chúng tôi nhận
thấy rằng, sức cầu của thị trường đang tỏ ra khá tốt và nỗ lực đẩy giá
trong phiên 28/07 đã khẳng định được vai trò hỗ trơ quanh vùng 800.
Đối với nhà đầu tư đứng ngoài thị trường và duy trì tỉ trọng tiền mặt cao trong giai đoạn vừa qua, có thể tận dụng giải ngân dần đối với những cổ phiếu có cơ bản và câu chuyện đáng kỳ vọng hoặc những cổ phiếu được chiết khấu lớn so với giá trị sổ sách trong bối cảnh hoạt động kinh doanh đang chững lại. Chúng tôi vẫn đánh giá cao nhóm cổ phiếu hóa chất, dầu khí, vật liệu xây dựng. Ngoài ra nhà đầu tư mạo hiểm bắt đáy cũng có thể cân nhắc nhóm tài chính ngân hàng, tuy nhiên cần giữ tâm lý thận trọng tối đa cho nhóm cổ phiếu này trong bối cảnh diễn biến vĩ mô trong năm 2020 diễn biến phức tạp. Đối với nhóm ngân hàng tuy hoạt động tín dụng gia tăng và lợi nhuận đột biến nhưng lại phải đứng trước hai lựa chọn trong giai đoạn cuối năm hoặc tăng trích lập hoặc đối diện với các khoản nợ xấu tiềm tàng trong bối cảnh doanh nghiệp và dân cư gặp nhiều khó khăn do đai dịch.
Đối với nhà đầu tư ở vị thế kém hơn khi đã bỏ lỡ cơ hội hạ tỉ trọng nhịp hồi phục suốt hơn một tháng vừa rồi, việc bán đuổi và hoảng loạn là không cần thiết. Chúng
tôi cho rằng, thị trường sẽ sớm bước vào giai đoạn hồi phục sau giai
đoạn giảm sốc mà chúng tôi cho rằng sẽ sớm kiểm nghiệm lại vùng 840
trong vòng 2 tuần giao dịch tiếp theo. Việc bán đuổi sẽ không
đảm bảo đủ biên độ để nhà đầu tư thực hiện cover và sẽ chịu nhiều áp lực
thay vì chờ đợi nhịp hồi phục ý nghĩa sắp tới.
Thứ Ba, 28 tháng 7, 2020
Biểu lãi suất Tiền gửi tiết kiệm/Sản phẩm hợp tác kinh doanh tại MBS
Nhóm KH |
Kỳ hạn |
Từ |
Đến dưới |
Lãi suất (%) |
Lãi suất net (%) |
Chúng tôi cung cấp mức lãi suất phù hợp và cạnh tranh nhất trong bối cảnh các ngân hàng thương mại thực hiện giảm lãi suất huy động. Nhà đầu tư có thể tham khảo biểu lãi suất tại MBS bên trên và so sánh với mức lãi suất tại ngân hàng VCB theo như bảng bên dưới:
*Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
PHẠM ĐÌNH KHOA
Chuyên viên CSKH cá nhân cao cấp | Phòng Môi giới 11 – Chi nhánh Hồ Chí Minh
Tầng 5, Tòa nhà Sunny Tower, 259 Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP.HCM
M: +84 909 821 301 | T: +84 28 3920 3388 - Máy lẻ 8533 | E: khoa.phamdinh@mbs.com.vn | W: https://www.mbs.com.vn
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)