Thứ Tư, 9 tháng 7, 2025

VNINDEX Đang ở đâu?

  

Tính từ đáy 2023 đến nay, thị trường đang đi trong biên độ tương đối ổn định và hiện đang giao dịch hơn một lần độ lệch chuẩn trong xu hướng này. Áp lực rung lắc, tôi cho rằng sẽ xuất hiện dần, vùng dao động mạnh rơi vào 1435-1465 tương ứng với mức P/E 14.2-14.5 lần.

Tuy nhiên sẽ khác với những nhịp điều chỉnh ở tháng 07/2023, tháng 04/2024 và tháng 07/2024 khi lợi nhuận toàn thị trường phục hồi chậm chạp và nền thanh khoản thấp. Ở giai đoạn hiện tại, động thái nới lỏng định lượng mạnh của SBV trong khi mặt bằng lợi nhuận thị trường cải thiện tốt từ cuối 2024 đến nay sẽ hỗ trợ tích cực cho thị trường và sau giai đoạn BCTC QII công bố đầy đủ, việc thị trường tái định giá đưa mức P/E về thấp sẽ phần nào thúc đẩy chỉ số tiến xa hơn. Do đó điều chỉnh ngắn hạn, theo quan điểm của tôi sẽ không quá áp lực. Tuy nhiên, do mức định giá nhạy cảm, dòng tiền sẽ có xu hướng gia tăng kỳ vọng cho các cổ phiếu có triển vọng kinh doanh tích cực và do đó sự phân hóa trên thị trường sẽ trở nên khắc nghiệt hơn: cổ phiếu đã tăng mạnh có thể duy trì đà tăng trong khi cổ phiếu thiếu vắng động lực tăng trưởng sẽ gặp áp lực hạ tỉ trọng. Việc nhà đầu tư có tâm lý "chốt lời" mã đã tăng và mua vào mã chưa tăng sẽ tiềm ẩn rủi ro.
 
Nhà đầu tư ở giai đoạn hiện tại, cần cân nhắc trong giải ngân mua mới và xác định rõ nhóm ngành và doanh nghiệp có lợi thế trong chu kỳ kinh doanh. Nhưng đồng thời, việc bán ra cũng cần lưu ý, việc bán với tiêu chí VNINDEX cán mốc 1,400 có thể đẩy nhà đầu tư đối mặt với áp lực trong tương lai khi thị trường đạt những mức điểm số cao hơn theo quan điểm của chuyên gia. Với nhà đầu tư có chi phí vốn thấp, không cần quá lo lắng và trong kịch bản thị trường điều chỉnh, cân nhắc tối ưu hóa danh mục và gia tăng tỉ trọng đối với những mã cổ phiếu còn trong vùng giá mua mà room khuyến nghị thời gian qua.

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2025

Đằng sau tuyên bố của ngài tổng thống - Nhà đầu tư cần phân biệt Tuyên ngôn chính trị vs Khả năng tạo lập chính sách

Có thể là hình ảnh về 1 người, Phòng Bầu dục và văn bản cho biết 'Q1I OU DENT DENTOTIL OTИ OF TИ'
Nhiều nhà đầu tư lo lắng trước phát biểu và tuyên bố của Trump hôm qua liên quan đến mức thuế bổ sung cho Việt Nam là 20% và 40% đối với hàng hóa trung chuyển "transshipping".
 
Về quan điểm của chúng tôi, đây là con số tích cực trong kịch bản ban đầu chúng ta kỳ vọng. Đồng thời, nhà đầu tư cũng không cần quá lo lắng vì tác động của các sắc thuế này là thấp và không đại diện cho dòng chảy thương mại của hai nước. Chuyên gia tóm gọn một số ý chính như sau:
 
1. Đầu tiên đây là một cuộc mặc cả và tất cả và đang dừng ở thoả thuận mang tính định hướng, một dạng "ghi nhớ" và không có bất cứ sự ràng buộc toàn diện nào.
 
2. Tiếp theo, các mức thuế mục tiêu 0%, 10%, 20% hay 40% cho đối tượng Transhipping - nằm trong danh mục điều tra thương mại, không đại diện cho dòng chảy thương mại của hai nước. Đa số hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn đang theo thuế MFN theo chuẩn WTO từ 5%-18%, nằm ngoài danh mục này và sẽ còn phụ thuộc từng trường hợp cụ thể. Nên nhớ Mỹ vẫn đang là thành viên của WTO dù đang gây áp lực để đòi rời tổ chức.
 
3. Sự BẤT KHẢ THI TRONG CƠ CHẾ THỰC HIỆN bất chấp sự phóng đại của truyền thông. Chúng ta cũng quên một điều quan trọng mà tổng thống cần vượt qua: Một FTA cần phải được Quốc hội, Thượng Viện - Hạ Viện phê chuẩn. Do đó, đây là chiến thuật đàm phán nhằm tranh thủ truyền thông trong kỳ bầu cử sắp tới. Nó thiên về tuyên bố chính trị hơn là xác quyết về chính sách hay tạo lập khung luật Quốc tế. Cũng sẽ là vội vàng khi cho rằng đây là thông tin tiêu cực khi chưa xét đến tương quan sắc thuế đối với các nước khác.
 
Trong kịch bản thị trường phản ứng tiêu cực và điều chỉnh, theo quan điểm của room vẫn sẽ là cơ hội cho nhà đầu tư, thậm chí đối với các nhóm ngành gây nhiều nỗi sợ hãi như dệt may, da giày, thủy sản, vì năng lực sản xuất ở một số nhóm vẫn có sự vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh và tương quan thuế khác nhau vẫn có thể hình thành lợi thế khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ!
 
Phạm Đình Khoa - 9h00 03/07/2025